Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Dân Sự / Luật sư tư vấn Dân sự / Luật sư phân tích quy định chứng minh trong vụ việc dân sự

Luật sư phân tích quy định chứng minh trong vụ việc dân sự

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ý nghĩa của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự? Nghĩa vụ chứng minh thuộc về ai? Quy trình chứng minh như thế nào? Luật sư Ánh Sáng Công Lý sẽ phân tích quy định của pháp luật tố tụng dân sự 2015 về hoạt động chứng minh.

chung-minh-dan-su

  1. Ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự?

    Theo ý nghĩa ngắn gọn thì chứng minh nhằm để xác định, làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

  1. Các hoạt động trong quá trình chứng minh?

Bao gồm các hoạt động cung cấp, giao nộp, xác minh,  thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ…

  1. Chủ thể chứng minh

Theo quy định tại các Điều 6, 70, 76, 87, 91, 133, 134,…các chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm: các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và Toà án.

Quyền và nghĩa vụ chứng minh (Điều 6, Điều 91)

  • Nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự trong vụ án (trừ trường hợp người tiêu dùng khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ; Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động).
  • Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật TTDS quy định (khoản 2 Điều 97).
  • Như vậy, nghĩa vụ chứng minh trước hết thuộc về các đương sự trong vụ án. Khi đưa ra yêu cầu hay phản bác yêu cầu, các đương sư phải đưa ra các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp.
  1. Về trình tự, thủ tục chứng minh

chung-minh-dan-su

  • Ngay khi khởi kiện, người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình (k5, Điều 189), bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án phải gửi cho toà án văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo (Điều 199).
  • Trường hợp đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ. (điểm e, k 1, Điều 97).
  • Ngoài ra, đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ khác như yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản,…
  • Trong quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho toà án (Điều 96);
  • Ngoài ra, BLTTDS cũng quy định các biện pháp, trình tự, thủ tục thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ của Toà án như lấy lời khai đương sự, người làm chứng, đối chất, trưng cầu giám định…;
  • Tại phiên toà, các bên đương sự được tham gia tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình (Điều 261);
  • Ở giai đoạn phúc thẩm, kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi cho toà án các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (k8, Điều 272).

Luật sư Trần Sỹ Hoàng – Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

luat-su-tu-van-dan-su

Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý với đội ngũ Luật sư giỏi, uy ...