Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Lao Động / Kiến thức luật Lao động / Tính lương hưu khi bỏ lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 như thế nào?

Tính lương hưu khi bỏ lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Có ảnh hưởng đến công thức và cách tính lương hưu khi thực hiện cải cách tiền lương và đồng thời loại bỏ lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 không?

Quốc hội thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, quyết định thực hiện cải cách toàn diện về chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Dự kiến từ thời điểm này, cải cách tiền lương sẽ loại bỏ lương cơ sở hiện tại, tạo nên sự băn khoăn về ảnh hưởng của điều này đối với công thức và cách tính lương hưu.

Kiến thức lao động cập nhật: Công thức tính toán lương hưu áp dụng theo quy định của Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 7, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP như sau:

Lương hưu hàng tháng được tính như sau: Tỉ lệ hưởng hàng tháng nhân với Mức bình quân tiền lương tháng mà người đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đã đóng.

Đối với nam lao động có đủ 20 năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45%, và mỗi năm đóng thêm sẽ tăng thêm 2%.

Đối với nữ lao động có đủ 15 năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng là 45%, và mỗi năm đóng thêm cũng sẽ tăng thêm 2%. Mức hưởng cao nhất có thể đạt được là 75%

<center><em>Công thức, cách tính lương hưu có thể sẽ không thay đổi khi bỏ lương cơ sở (Ảnh minh hoạ).</em></center>
Công thức, cách tính lương hưu có thể sẽ không thay đổi khi bỏ lương cơ sở (Ảnh minh hoạ).

Thu nhập trung bình hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng trung bình của các thu nhập hàng tháng đã đóng BHXH trong suốt thời gian tham gia.

Nếu người lao động có thời gian đóng BHXH vượt quá số năm tương đương với tỷ lệ hưởng lương hưu là 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu, họ còn có thể được hưởng một khoản trợ cấp một lần.

Như vậy, nếu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27/NQ-TW từ ngày 1/7/2024 như dự kiến thì công thức, cách tính lương hưu có thể sẽ không thay đổi.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 56 và Điều 71 trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu tối thiểu khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng, điều này đồng nghĩa với việc mức lương hưu tối thiểu cũng là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, nếu quyết định loại bỏ mức lương cơ sở, cần phải có hướng dẫn chi tiết để xác định mức hưởng lương hưu tối thiểu trong bối cảnh này.

Thông tin mới về hàng triệu người hưởng lương hưu đang liên quan đến dự án sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, đã được Chính phủ hoàn thiện và đã được trình bày tới Quốc hội thông qua Tờ trình.

Theo đó, phòng nhận sự tuyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật thông tin tại thông tin mới này người lao động sẽ đủ điều kiện nhận lương hưu khi:

Nam lao động được hưởng lương hưu khi đạt đến độ tuổi 61 và 3 tháng, trong khi nữ lao động cần đủ 56 tuổi và 8 tháng. Sau đó, mỗi năm, độ tuổi hưởng lương hưu của nam tăng thêm 3 tháng, đến khi đạt đến 62 tuổi vào năm 2028. Đối với nữ, mỗi năm độ tuổi tăng thêm 4 tháng, đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Người lao động cần có ít nhất 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Nguồn tham khảo: vpluatsu.org 

Check Also

Hết hạn hợp đồng nhưng vẫn tiếp tục làm việc và những điều cần biết

Hợp đồng lao động là cơ sở để giải quyết các quyền và nghĩa vụ ...