Trong quá trình làm việc, người lao động cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Vậy người lao động có được tính lương trong thời gian nghỉ giữa ca không?
- Một số lưu ý trước khi ký hợp đồng lao động không thời hạn
- Hết hạn hợp đồng nhưng vẫn tiếp tục làm việc và những điều cần biết
- Sinh viên làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động?
Nghỉ giữa ca trong giờ làm việc người lao động có được tính lương?
Tùy từng công việc và văn hóa doanh nghiệp mà cách bố trí thời gian nghỉ giữa giờ có thể sẽ khác nhau. Thời gian nghỉ trong quá trình làm việc là thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Vậy trong thời gian nghỉ này, người lao động có được tính lương?
Mỗi ca làm việc, người lao động được nghỉ giữa giờ trong bao lâu?
Chuyên mục Kiến thức luật lao động cập nhật: Theo khoản 1 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
Thời gian làm việc bình thường của người lao động được nêu tại Điều 105 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 là 08 giờ/ngày nếu làm việc theo ngày và 10 giờ/ngày nếu làm việc theo tuần.
Trong khoảng thời gian làm việc nói trên, người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể, Điều 109 BLLĐ năm 2019 ghi nhận:
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Theo quy định này, người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ giữa giờ như sau:
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể bố trí thêm các đợt giải lao cho người lao động và ghi nhận vào nội quy lao động.
Quy định thời gian nghỉ giữa ca tại các doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Thời gian nghỉ giữa giờ, người lao động có được hưởng lương?
Phòng truyền thông và hỗ trợ việc làm Cao đẳng Y Dược HCM cho biết: Căn cứ khoản 1 Điều 109 BLLĐ năm 2019 nêu trên, có thể xác định chỉ trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 tiếng trở lên thì thời gian nghỉ mới được tính vào giờ làm việc.
Đồng nghĩa với đó, người lao động sẽ được tính lương trong thời gian nghỉ giữa ca nếu làm việc theo ca liên tục từ 06 tiếng trở lên.
Khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về trường hợp này như sau:
Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Theo đó, để được tính lương cho thời gian nghỉ giữa ca thì việc bố trí ca làm việc phải thỏa mãn đồng thời:
– Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
– Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Ngoài trường hợp này, các bên cũng có thể thỏa thuận về thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời gian làm việc có hưởng lương.
Doanh nghiệp được sắp xếp thời gian nghỉ giữa giờ vào lúc nào?
Khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc bố trí thời gian nghỉ giữa giờ như sau:
Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
Theo quy định, người sử dụng lao động được chỉ định thời điểm nghỉ giữa ca. Tuy nhiên không được sắp xếp thời gian này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
Điều này có nghĩa rằng, doanh nghiệp bắt buộc phải bố trí cho người lao động nghỉ ngơi trong quá trình làm việc, mà không được sắp xếp vào đầu giờ hoặc cuối giờ bằng cách cho người lao động đi làm muộn hoặc về sớm.
Trường hợp không đảm bảo thời gian nghỉ trong giờ làm việc cho người lao động theo đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Nguồn: vpluatsu.org tổng hợp