Phát hiện rất nhiều sai phạm trong việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay các quy trình
- Khai giảng lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng học cuối tuần tại Hà Nội
- Vì sao hiệu quả trợ giúp pháp lý chưa cao?
- Nghiên cứu đẩy mạnh bản án phát triển thành án lệ
Chiều tối 20/9, Thanh tra Chính phủ đã ra thông báo kết luận của thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gây ồn ào dư luận suốt thời gian qua.
Phát hiện sai phạm trong việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Nhiều sai phạm về quản lý và sử dụng đất
Theo kết luận này, việc Hãng phim truyện Việt Nam ký các hợp đồng cho thuê nhà – đất tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất và đồng ý cho đối tác (Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Du lịch Sài Gòn) quản lý điều hành hoạt động cho thuê văn phòng hoặc thuê các công ty, tổ chức chuyên nghiệp quản lý điều hành tại số 6 Thái Văn Lung (phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) là sai mục đích sử dụng, trái với thẩm quyền.
Trong quá trình quản lý sử dụng 4 cơ sở nhà – đất, Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện đủ các thủ tục pháp lý về đất đai. Đến thời điểm kiểm tra (30/10/2017), Hãng phim truyện Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục để ký tiếp hợp đồng thuê đất đối với cơ sở nhà, đất tại số 4 Thụy Khuê (Hà Nội) và số 6 Thái Văn Lung (TP Hồ Chí Minh).
Đến thời điểm kiểm tra (10/2017), Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam được Bộ Tài chính và UBND thành phố Hà Nội thống nhất để tiếp tục sử dụng đối với nhà – đất mà công ty đang sử dụng gồm số 46 ngõ 151 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) và tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội). Đối với nhà tại số 4 Thụy Khuê và số 6 Thái Văn Lung chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, công ty chưa có phương án sắp xếp và xử lý các cơ sở nhà – đất được cấp có thẩm quyền đã phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và chưa xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
“Tại phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty cổ phần, Hãng phim truyện Việt Nam xây dựng phương án sử dụng đất trong đó bao gồm cả toàn bộ diện tích 1.208m2 tại khu đất số 6 Thái Văn Lung và toàn bộ khu đất tại số 4 Thụy Khuê khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt”- Thanh tra Chính phủ khẳng định.
Kết luận chỉ rõ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty cổ phần khi chưa có Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất. Đến thời điểm kiểm tra (30/10/2017), Hãng phim truyện Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý về sở hữu các cơ sở nhà – đất để làm căn cứ xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chưa xác định được giá trị thương hiệu của Hãng phim
Cơ quan thanh tra phát hiện việc quản lý, theo dõi, hạch toán công nợ phải thu, phải trả tại Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam còn chưa đúng quy định dẫn đến xảy ra một số vi phạm như: quản lý và theo dõi khoản phải thu khác, đối tượng là Cục Điện Ảnh chưa đúng; theo dõi khoản trả trước cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Điện ảnh truyền hình (Hà Nội) chưa chính xác; việc hạch toán khoản vay nợ dài dạn của Công ty Cổ phần Quảng cáo Sao thế giới là không đúng; số tiền lương trả thiếu cho người lao động và số tiền lương đã chi thanh toán cho người lao động không đi làm chưa được hạch toán; đơn vị không thực hiện việc thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý về phương pháp và thời gian trích khấu hao; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, kết quả kinh doanh các năm đều lỗ liên tiếp.
Một số chi phí vượt quá mức so với chi phí được phê duyệt. Hàng năm công ty chưa thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng…..
Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc xác định lại giá trị thương hiệu phải căn cứ vào giá trị lịch sử và bề dày truyền thống theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện, tuy nhiên chưa xác định được giá trị thương hiệu cụ thể của Hãng phim.
Việc thực hiện thủ tục bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của Ban chỉ đạo cổ phần hóa và Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam cơ bản đã thực hiện đúng theo quy định của Thông tư số196/2011/TT-BTC, tuy nhiên còn có nhiều hạn chế, sai sót.
Nguồn: vpluatsu.org