Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, số án lệ được ban hành trong thời gian qua còn ít. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, ngành Tòa án tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu những bản án, quyết định có thể phát triển thành án lệ, nâng cao chất lượng các bản án.
- Người đồng tính có được đăng ký kết hôn hay không?
- Công bố chỉ số về gánh nặng chi phí thủ tục hành chính
- Đề xuất tổ chức sẽ cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
Ngày 17/9, tại TPHCM, TAND Tối cao đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm nhiệm vụ phát triển án lệ và lấy ý kiến đối với các bản án, các quyết định được đề xuất phát triển thành án lệ. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao chủ trì Hội nghị.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị.
Theo TAND Tối cao, qua 3 năm thực hiện, án lệ đã từng bước đi vào đời sống pháp lý của đất nước, phát huy hiệu quả và được đón nhận tích cực. Các án lệ được công bố đã phần nào đáp ứng được mong đợi của người dân đặc biệt là giới luật sư, nhà khoa học và những người làm công tác pháp luật. Đến nay, TAND Tối cao đã ban hành được 16 bản án lệ.
Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, số án lệ được ban hành trong thời gian qua còn ít, chưa tương xứng kỳ vọng của TAND Tối cao. Vì vậy, trong thời gi sắp tới, ngành Tòa án tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu những bản án, quyết định có thể phát triển thành án lệ; nâng cao chất lượng các bản án, quyết định của Tòa án, tạo nguồn cơn để phát triển án lệ; với kỳ vọng trong 1 năm phải xuất bản được ít nhất từ 2 đến 3 sách về án lệ. Đồng thời, TAND Tối cao yêu cầu các thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án nâng cao nhận thức, kiến thức về giá trị pháp lý và ý nghĩa của án lệ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính.
Nghiên cứu đẩy mạnh bản án phát triển thành án lệ
Theo đại diện Vụ Pháp chế và quản lý khoa học TAND Tối cao, một số tòa án chưa quan tâm đúng mức đến việc rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để đề xuất phát triển thành án lệ nên còn chậm trễ trong việc gửi báo cáo kết quả rà soát, phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để đề xuất phát triển thành án lệ về TAND Tối cao. Trong 3 năm triển khai và thực hiện, Vụ Pháp chế và quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao mới nhận được 44 bản án, quyết định được đề xuất phát triển thành án lệ.
Nguồn: vpluatsu.org