Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính lần đầu tiên sẽ được công bố, trong đó gồm những thông tin về gánh nặng thực thi thủ tục hành chính của các doanh nghiệp.
- Đề xuất tổ chức sẽ cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
- Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội 2018 yêu cầu hồ sơ như thế nào?
- Vụ hơn 500 giáo viên mất việc: Xem xét kỷ luật nguyên Trưởng phòng Nội vụ huyện
Trên thực tế, trong thời gian qua, đã có nhiều tính toán về chi phí tuân thủ thủ tục hành chính do các cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện. Tuy nhiên, sáng nay (17/8), Văn phòng Chính phủ lần đầu tiên công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (Chỉ số APCI 2018).
Báo cáo là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng, phân tích chuyên sâu của nhóm chuyên gia kết hợp với sự tham gia tích cực của các thành viên trong Hội đồng. Báo cáo cho thấy những dữ liệu thực chứng được thu thập, đo lường từ trải nghiệm của doanh nghiệp. Từ đó, xác định nguyên nhân gây nên gánh nặng thực thi thủ tục hành chính của các doanh nghiệp.
Công bố chỉ số về gánh nặng chi phí thủ tục hành chính
Trọng tâm báo cáo là 8 nhóm thủ tục hành chính có tác động nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cả nước, Báo cáo Chỉ số APCI 2018 được coi là dữ liệu cơ sở để phục vụ việc đánh giá tính hiệu quả của các nỗ lực cải cách theo từng nhóm thủ tục hành chính và theo vùng miền, địa phương trong các năm tiếp theo.
Báo cáo này được coi là chỉ dấu cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương tiếp tục thực hiện các phương án kiểm soát thủ tục hành chính, cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ phù hợp tại các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý.
Ngoài ra, APCI 2018 cũng đã đề xuất những ưu tiên cải cách cho các vùng, địa phương phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế ở từng địa phương và vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, cải cách những thủ tục hành chính nhằm mục đích cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Thúc đẩy xây dựng nền hành chính hiện đại, văn minh, phục vụ những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong nhiều năm qua.
Với vai trò là tổ chức tư vấn của Thủ tướng, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã nghiên cứu, đề xuất các ý kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
Từ năm 2017 đến nay, Hội đồng tư vấn đã tổ chức 6 hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; và đã đề xuất một số giải pháp giúp tạo thuận lợi thương mại, cắt giảm mức phí, chi phí đầu vào cho doanh nghiệp; những giải pháp này được Chính phủ, Thủ tướng đồng tình, được cộng đồng doanh nghiệp tích cực đón nhận.
Nguồn: vpluatsu.org