Tình trạng đi sai làn đường hiện diễn ra khá phổ biến do nhiều người không nắm rõ quy định về “lỗi sai làn”. Hiểu thế nào cho đúng về vi phạm “sai làn”, mức phạt lỗi đi sai làn đường là bao nhiêu tiền?
- Kiểm toán lòi vi phạm, “bó tay” xử phạt
- Sửa Luật Kiểm toán Nhà nước: Cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm
- Thêm trường hợp gia đình ‘mở tiệc’ trên cao tốc
Lỗi sai làn đường
Trong cuộc đời cầm lái của nhiều tài xế, có lẽ phần lớn đều từng ít nhất một lần bị mời vào chốt CSGT với lỗi được gọi là “sai làn”. Đi vào làn của xe máy – sai làn, muốn rẽ nhưng đi vào làn đi thẳng – sai làn, dừng đèn đỏ làn đường kẻ caro chéo – sai làn… Vậy trong số những lỗi gọi là “sai làn” ở trên, lỗi nào chuẩn là sai làn?
Chỉ có một lỗi duy nhất đúng là sai làn, đó là lỗi xe này đi vào làn dành cho xe kia, theo quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy, xe đang lưu thông trên đoạn đường phân làn loại xe, đến khu vực ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. Khi gặp đèn đỏ thì dừng lại ở phần đường theo cách phân làn hướng đi. Còn lại tất cả những lỗi nào liên quan đến chuyển hướng đều nằm ở lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.
Ví dụ, nếu bạn lái ôtô đến ngã tư, mục đích đi thẳng, nhưng lại quên không chuyển ra làn giữa, mà vẫn ở nguyên làn chỉ để rẽ trái, cũng thể hiện bằng biển báo hoặc vạch kẻ dưới lòng đường, thì bạn vi phạm lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.
Tương tự, nếu bạn đứng chờ đèn đỏ ở phần đường có kẻ vạch caro chéo dành cho xe rẽ phải, thì bạn cũng vi phạm lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”, mức phạt như ở trên.
Tóm lại, sai làn là thuật ngữ chỉ áp dụng khi phương tiện này đi vào làn dành cho phương tiện khác, còn lại liên quan đến chỉ dẫn, vạch kẻ đều là lỗi không chấp hành biển báo, vạch kẻ đường.
Đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt xe máy đi sai làn đường
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện xe gắn máy có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a, khoản 2; điểm g, khoản 4 Điều 6 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố.
Ô tô đi sai làn đường bị xử phạt như thế nào?
Khi người điều khiển ô tô đi vào làn đường dành cho xe gắn máy, xe thô sơ, tức là đã đi không đúng làn đường quy định và sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014).
Cụ thể, tại Điểm c, Khoản 4, Điều 5 quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định. Ngoài ra, với vi phạm này, theo Điểm b, Khoản 11, Điều 5, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 01 tháng.
Nguồn: vpluatsu.org