Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Bị phát tán hình ảnh, thông tin cá nhân, bạn cần làm gì?

Bị phát tán hình ảnh, thông tin cá nhân, bạn cần làm gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người có hình ảnh là xâm phạm đến quyền cá nhân đối với hình ảnh và được pháp luật bảo vệ tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 và một số quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Bị phát tán hình ảnh, thông tin cá nhân, bạn cần làm gì?

Bị phát tán hình ảnh, thông tin cá nhân, bạn cần làm gì?

Việc sử dụng hình ảnh đưa len mạng xã hội để giả mạo, mạo danh người khác, đặc biệt là người nổi tiếng, chính trị gia… là hành vi xâm phạm quyền cá nhân bị xã hội lên án, pháp luật bảo vệ bằng các quy định cụ thể.

Mới đây, bạn đọc Trương Thị Huyền gửi câu hỏi: Vừa qua, tôi phát hiện một người quen lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của tôi để làm những việc không đúng pháp luật trên mạng xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Bộ Công an cho tôi hỏi, nếu tôi có đủ bằng chứng tố cáo người đó, tôi phải làm như thế nào?

Trên cổng thông tin điện tử, Bộ Công an trả lời nội dung này cụ thể như sau:

Việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người có hình ảnh là xâm phạm đến quyền cá nhân đối với hình ảnh và được pháp luật bảo vệ tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người có hình ảnh bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người xâm phạm hình ảnh cá nhân của mình phải thu hồi, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Tại điểm e và điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định rõ: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Trong trường hợp việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân để thu lợi bất chính hoặc với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể làm đơn tố giác người có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân lên cơ quan Công an nơi người đó cư trú.

Tại điểm b Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người nào thực hiện hành vi “Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Ngoài ra, Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ Tội làm nhục người khác, trong đó, “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Đề nghị xử lý hình sự hơn 300 doanh nghiệp nợ BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết đã chuyển 302 hồ sơ của ...