Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản

Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bài viết hôm nay sẽ giúp mọi người phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản

Cướp tài sản

Được quy định tại điều 133 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

Về mặt khách quan tội cướp tài sản

Được Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Dùng vũ lực: là hành vi (hành động) mà người phạm tội tác động vào nạn nhân như: đấm, đá, trói, bóp cổ, bắn, đâm, chém, nét giẻ vào miệng, trói…

+ Hành vi này có thể sử dụng đối với người quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào mà người phạm tội cho là sẽ cản trở hành vi lấy tài sản của y, nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản Hành vi dùng vũ lực có thể không gây ra thương tích, gây thương tích hoặc có thể dẫn đến chết người.

+ Tuy nhiên, những hậu quả này phải xảy ra ngoài ý muốn của người phạm tội. (Chẳng hạn, trong quá trình giằng co với nạn nhân, người phạm tội đã xô nạn nhân xuống đất dự định để trói nạn nhân những vô tình để nạn nhân té, đầu đập xuống thềm, gây chấn thương sọ não chết).

Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hay hành động nhằm đe doạ người bị hại rằng nếu không đưa tài sản thì sẽ sử dụng vũ lực ngay tức khắc. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay…

Việc xác định vũ lực có được dùng ngay tức khắc hay không sau lời đe doạ là một vấn đề rất khó và là cơ sở để phân biệt với tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135).

Các hành vi khác: là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, ête, thuốc ngủ…làm cho nạn nhân lâm vào trạng thái hôn mê, không còn khả năng chống cự.

Đây là tội phạm có cấu thành hình thức. Vì thế, tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi vừa phân tích trên và làm cho nạn nhân “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”, nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể người phạm tội có chiếm được tài sản hay chưa.

Những vấn đề liên quan đến tội cướp tài sản

Thực tiễn xét xử còn cho thấy dùng bạo lực liền sau khi lấy được tài sản để giữ bằng được tài sản cũng bị xem là tội cướp tài sản.

+ Đây là trường hợp mà khoa học Luật hình sự gọi là chuyển hoá tội phạm. Ví dụ, ban đầu người phạm tội lấy tài sản một cách lén lút (trộm cắp) hoặc lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu nhanh chóng chiếm đoạt tài sản (cướp giật)…

+ Tuy nhiên, sau đó bị phát hiện, người phạm tội lúc đó chưa hoàn toàn giữ được tài sản và giằng co với chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc những người giúp chủ sở hữu quản lý tài sản và đã có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực để giữ bằng được tài sản khiến cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không giữ được tài sản thì cũng bị xem là phạm tội cướp tài sản.

Hậu quả của tội cướp tài sản có thể chỉ là thiệt hại nhân thân (tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm) hoặc thiệt hại về sở hữu (tài sản).  Khi cả hai quan hệ đó đều bị xâm hại thì xác định xem có xảy ra trường hợp phạm nhiều tội hay không:

+ Nếu người phạm tội dùng mọi hành vi và mong muốn nạn nhân chết hoặc để mặc nạn nhân chết nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sau khi cướp tài sản, bị đuổi bắt, người phạm tội đã giết người thì phải định hai tội: cướp tài sản và giết người.

+ Nếu có hậu quả thương tích xảy ra (tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên), người phạm tội chỉ bị truy cứu về tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng “gây thương tích” (khoản 2, 3 hoặc khoản 4 Điều 133 tuỳ vào tỷ lệ thương tật).

+ Nếu có xảy ra hậu quả về danh dự, nhân phẩm xảy ra mà hành vi xâm hại đó không liên quan đến việc khống chế khả năng chống cự của nạn nhân thì người phạm tội còn bị truy cứu thêm các tội phạm tương ứng với hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm đó.

Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Về mặt chủ quan của tội cướp tài sản

Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác là nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Nếu có hành vi mà không có mục đích “chiếm đoạt tài sản” thì không cấu thành tội cướp tài sản.

Vì thế, mục đích “chiếm đoạt tài sản” phải có trước hoặc đồng thời với hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có bất kỳ hành vi nào khác thì mới cấu thành tội cướp tài sản.

Nếu ý định chiếm đoạt tài sản có sau các hành vi này thì không thể có tội cướp tài sản dù sau đó người phạm tội có chiếm đoạt tài sản.

Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản

Tội cướp giật tài sản

Được quy định tại điều 136 Luật Hình sư 1999 sửa đổi bổ sung 2009

Về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản:

Đại diện pháp luật tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết Khác với tội cướp tài sản

Người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được;

Mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh sự đuổi bắt của người quản lý tài sản.

Đặc trưng của tội phạm này là công khai chiếm đoạt tài sản (không lén lút, để phân biệt với tội trộm tài sản), không dùng bạo lực (phân biệt với tội cướp tài sản), không dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần (cưỡng đoạt tài sản)…

Một số trường hợp liên quan đến tội cướp giật tài sản

Cũng xem là hành vi cướp giật khi người phạm tội có tác động nhẹ vào người nạn nhân (không đáng kể, không nhằm làm mất đi sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản) và giật tài sản.

Đối tượng của hành vi cướp giật thường là những loại tài sản gọn nhẹ, như: đồng hồ, dây chuyền, hoa tai, túi xách…, cá biệt có thể là xe đạp, xe gắn máy.

Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”

Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội giật tài sản khỏi nơi giữ của nạn nhân, không kể sau đó có chiếm luôn được không

Về mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản

Là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Mục đích này chỉ có thể hình thành trước khi hành vi cướp giật diễn ra.

Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Check Also

Giám sát công vụ nhìn từ vụ YouTuber quay phim CSGT

Vụ việc các YouTuber ghi hình cảnh làm nhiệm vụ của Đội CSGT Phú Lâm ...