Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Phân biệt giữa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản

Phân biệt giữa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản cơ bản có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản

Điểm giống nhau giữa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản

Đại diện pháp luật trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết điểm giống nhau giữa lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên hai khía cạnh:

Về Khách thể: xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng của tội phạm này là tài sản.

Về Chủ thể: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Điểm khác nhau giữa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS)

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có được tài sản bằng cách hợp pháp, thường thấy qua các giao dịch thông thường như vay, mượn, giữ hộ… Ví dụ A tin cậy giao cho B coi nhà trong lúc đi mua hàng, thấy A đi lâu B bỗng nảy sinh ý định vào nhà trộm tiền, và đã thực hiện hành vi này.

Ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội xuất hiện sau khi có giao dịch họp pháp. Sau khi đã nhận được tài sản, người phạm tội mới thực hiện 1 trong những hành vi sau:

+ Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý; về thủ gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như đối với thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

+ Sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản ( ý thức chiếm đoạt tài sản)

+ Dùng tài sản đó (tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp pháp) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản ( ví dụ: những trường hợp dùng tài vào việc thực hiện tội phạm như: dùng tiền vay được để hối lộ, để buôn lậu, để mua bán hàng cấm, để mua bán ma tuý, vũ khĩ quân dụng, chất độc, chất cháy…..)

+ Về giá trị tài sản bị chiếm đoạt: tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Mặt chủ quan: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng  bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 139 Bộ Luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS), khác với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản lại có những đặc thù riêng:

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt. Hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt này có mối quan hệ nhân quả với hành vi dung thủ đoạn gian dối phía trước.

+ Dùng thủ đoạn gian dối có thể là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

+ Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.

Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội.

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối

Mặt chủ quan

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Check Also

Giám sát công vụ nhìn từ vụ YouTuber quay phim CSGT

Vụ việc các YouTuber ghi hình cảnh làm nhiệm vụ của Đội CSGT Phú Lâm ...