Tâm thần được coi là một trong những trường hợp của đối tượng mất năng lực hành vi dân sự. Vậy trách nhiệm hình sự của người bị tâm thần như thế nào?
- Phân biệt giữa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Phân biệt tội Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
- Phân biệt tội cưỡng đoạt tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tìm hiểu trách nhiệm hình sự của người bị tâm thần
Người bị tâm thần vi phạm luật hình sự và cách xử lý
Điều 13 của Bộ luật Hình sự quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Người bị tâm thần vi phạm luật hình sự thì có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Tùy từng trường hợp mà cần phân biệt rõ:
Khi thực hiện hành vi phạm tội, người đó mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Khi thực hiện hành vi phạm tội, người đó vẫn có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Bộ luật Hình sự trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hiện, pháp luật hiện hành không có quy định “bắt buộc” về việc cách ly người bị bệnh tâm thần với cộng đồng khi người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Tìm hiểu trách nhiệm hình sự của người bị tâm thần
Quy định trong luật dân sự về xử lý vi phạm hình sự của người bị tâm thần
Đại diện pháp luật tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết Theo quy định tại khoản 3 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Như vậy, theo các quy định trên, khi người tâm thần, là người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.