Hợp đồng dân sự là giao dịch phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên việc vi phạm tính hợp pháp dẫn đến hợp đồng vô hiệu xảy ra rất nhiều và việc giải quyết các giao dịch đó rất phức tạp.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự trách nhiệm thuộc về ai
- Các hình thức của hợp đồng dân sự
- Năm 2021, chưa có thẻ căn cước công dân có được cấp sổ đỏ?
Biện pháp giải quyết sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu
Căn cứ pháp lý hướng dẫn khắc phục sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu
Hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự nên Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định“các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.( Điều 140 Bộ luật dân sự. Theo đó, hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005.
Biện pháp giải quyết sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu
Đại diện pháp luật tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên có thể tự nguyện chấm dứt việc thực hiện hợp đồng, tuy nhiên nhiều trường hợp các bên không thể thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hợp đồng thì một hoặc các bên hoặc người đại diện (đối với hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện) có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
Biện pháp chung nhất để giải quyết sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu
Điều 137 Bộ luật dân sự đã quy định những hậu quả pháp lý chung nhất khi hợp đồng dân sự bị tuyên bố là vô hiệu:
– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì:
+ Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;
+ Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền;
+ Trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Giải quyết về quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu
Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập hay nói cách khác pháp luật dân sự không công nhận và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng vô hiệu ngay cả khi các bên đã thực hiện xong hợp đồng. Do đó, nếu hợp đồng mới xác lập chưa thực hiện thì các bên không thực hiện, nếu các bên đang thực hiện thì không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
* Trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu có cả hợp đồng chính và hợp đồng phụ:
Đối với hợp đồng chính và hợp đồng phụ, chúng ta cần phải xét tới từng trường hợp:
– Khi hợp đồng phụ vô hiệu thì sẽ không làm mất đi hiệu lực của hợp đồng chính “Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính” (khoản 3 điều 410 BLDS 2005). Nhưng tiếp theo của khoản 3 lại đưa ra ngoại lệ của trường hợp này “ …..trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính”. Như vậy, sự vô hiệu của hợp đồng phụ sẽ làm mất đi hiệu lực của hợp đồng chính nếu như hai bên có sự thỏa thuận rằng đây là hai phần không thể tách rời nhau.
– Còn trong trường hợp hợp đồng chính vô hiệu thì “sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ”( khoản 2 điều 410 BLDS). Giải pháp này đưa ra cũng không có gì là khó hiểu: theo khoản 4 điều 406 Bộ luật dân sự “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của hợp đòng phụ thuộc vào hợp đồng chính”.Vì hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào hợp đồng chính nên hợp đồng chính không có hiệu lực thì hợ đồng phụ cũng không có hiệu lực.
– Tuy nhiên, cần lưu ý là hợp đồng chính vô hiệu làm “ chấm dứt” hợp đồng phụ chứ không làm hợp đồng phụ vô hiệu bởi hai khái niệm này sẽ dẫn tới hậu quả pháp lý khác nhau: Hợp đồng vô hiệu sẽ làm các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, còn “chấm dứt” hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sẽ không còn kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng, các bên không phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Tuy vậy, giải pháp này không có áp dụng với “các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” bởi theo khoản 2 điều 410 “Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”
Biện pháp giải quyết sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu
Giải quyết về hoàn trả lại tài sản của các bên giao kết hợp đồng sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu
Khi hợp đồng vô hiệu thì ” các bên phải khôi phục tình trang ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Nhưng trong một số trường, việc hoàn trả lại bằng hiện vật không thể thực hiện được vì nhiều lý do như tài sản đã được tiêu thụ,bị mất, bị bán cho người khác………..
Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền ( khoản 2 điều 137 BLDS 2005 quy định). Tuy nhiên, khoản tiền phải hoàn trả do không hoàn trả lại được tài sản bằng hiện vật cần được xác định như thế nào? Kinh nghiệm trong pháp luật nước ngoài cho thấy đây là một vấn đề không đơn giản, theo Bộ nguyên tắc châu Âu về vấn đề trên thì trong trường hợp này phải trả một khoản tiền hợp lý, nhưng lại không cho biết thế nào là hợp lý. Theo một số nước thì số tiền hợp lý được xác định gồm số tiền đã nhận và số tiền chưa được thanh toán theo hợp đồng.
Giải quyết về việc bồi thường thiệt hại của các bên giao kết hợp đồng sau khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu
Theo quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự thì một hậu quả pháp lý nữa của việc hợp đồng dân sự vô hiệu đó là “ Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Trong hậu quả pháp lý này, điều mà chúng ta quan tâm nhất là việc xác định thiệt hại được bồi thường như thế nào?
Quy định của BLDS năm 2005 cho thấy một bên chỉ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia của hợp đồng chỉ khi có “thiệt hại”, không có thiệt hại thì không có bồi thường. Về nguyên tắc, bên cho rằng có thiệt hại thì có trách nhiệm chứng minh thiệt hại cũng như mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, liên quan tới vấn đề này thì trên thực tế, Tòa án nhân dân tối cao theo hướng buộc Tòa án cáp sơ thẩm và cấp phúc thẩm chủ động vấn đề này.
Tuy vậy, trong điều 137 Bộ luật dân sự không có quy định cụ thể thiệt hại do hợp đồng vô hiệu là những thiệt hại gì? Trong các văn bản pháp luật khác cũng rất ít đề cập tới vấn đề này. Do vậy, việc xác định thiệt hại trong trường hợp này còn phức tạp và nó phụ thuộc nhiều vào các vị thẩm phán.
Vấn đề bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu cũng có liên quan tới hậu quả pháp lý “ hoàn trả lại tài sản”. Cần phải phân biệt tiền bồi thường với tiền hoàn trả là như thế nào?Thực ra, đây là haikhoản tiền khác nhau: khoản tiền thứ nhất phụ thuộc vào thiệt hại thực tế, còn khoản thứ hai phụ thuộc vào tiền đã giao nhận giữa các bên. Nếu các hợp đồng vô hiệu không gây thiệt hại thì chỉ có hoàn trả tiền. Trong trường hợp, vừa có việc giao tiền vừa có thiệt hại thì hai khoản tiền này cần được cộng lại, bồi thường thiệt hại không loại trừ hoàn trả tài sản đã nhận và ngược lại.