Cần có những điều kiện gì để trở thành chủ thể khởi kiện vụ án dân sự. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
- Ai có quyền khởi kiện vụ án dân sự
- Phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng thương mại
- Hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu khi nào?
Điều kiện chủ thể khởi kiện vụ án dân sự
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự
Là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự (TTDS), gồm cá nhân; cơ quan; tổ chức; hộ gia đình; tổ hợp tác đap ứng được các điều kiện do pháp luật quy định, các chủ thể khởi kiện khi thực hiện quyền của mình phải tuân thủ một số điều kiện cơ bản sau:
Chủ thể đó phải có năng lực chủ thể pháp luật tố tụng dân sự
Bao gồm
– Năng lực pháp luật tố tụng dân sự (NLPLTTDS)
– Và năng lực hành vi tố tụng dân sự (NLHVTTDS).
Năng lực tố tụng dân sự
Là khả năng do pháp luật quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ trong TTDS (Theo khoản 1 điều 57 BLTTDS). NLPLTTDS được coi là điều kiện cần để một chủ thể tham gia vào quá trình TTDS. NLPLTTDS của cá nhân thường xuyên xuất hiện khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết. Khác với NLPLDS của cá nhân, NLPLDS của tổ chức xuất hiện khi tổ chức được thành lập và mất đi khi tổ chức đó chấm dứt hoạt động. NLPLDS của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình với tư cách chủ thể.
Đại diện pháp luật của Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định cho hay đối với tổ hợp tác, NLPLDS của tổ hợp tác phát sinh đồng thời với việc thành lập và chấm dứt khi chấm dứt sự tồn tại của tổ hợp tác với tư cách là một chủ thể. Trong đó, thời điểm thành lập tổ hợp tác là thời điểm ủy ban nhân dân cơ sở chứng nhận hợp đồng hợp tác. Còn thời điểm chấm dứt tổ hợp tác đó là thời điểm hết hạn hợp đồng; mục đích hợp tác đã đạt được hoặc các thành viên thỏa thuận chấm dứt tổ hợp tác (Điều 129 BLDS).
Để đảm bảo giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, pháp luật quy định mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có NLPLTTDS như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 57 BLTTDS). Các chủ thể cũng không thể bị hạn chế hoặc bị tước đoạt quyền và nghĩa vụ TTDS.
.Điều kiện chủ thể khởi kiện vụ án dân sự
Năng lực hành vi dân sự
Tuy nhiên, để có thể tự mình hoặc ủy quyền thực hiện hành vi khởi kiện vụ án dân sự thì các chủ thể phải có NLHVTTDS.
– NLHVTTDS là khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS.
– Đối với cá nhân, NLHVTTDS có khi cá nhân đó từ đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
– Đối với cơ quan, tổ chứ thì NLHVTTDS phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm thành lập và chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức đó.
– NLHVTTDS của hộ gia đình cũng phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình với tư cách chủ thể. Tuy nhiên, năng lực chủ thể của hộ gia đình do pháp luật quy định có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực đó là “hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định” (Điều 106 BLDS).
– Đối với tổ hợp tác NLHVTTDS của tổ hợp tác phát sinh đồng thời với việc thành lập và chấm dứt sự tồn tại của hợp tác với tư cách là một chủ thể.
Các chủ thể khi khởi kiện vụ án dân sự phải có quyền lợi bị xâm phạm, tranh chấp hoặc khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích của nhà nước,lợi ích công cộng.
Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, nó không cho phép người khác không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khác.