Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại là hai loại hợp đồng thông dụng nhất trong công việc và cuộc sống của con người, tuy nhiên sự nhầm lẫn giữa hai loại giao dịch này lại thường xuyên gặp phải.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự trách nhiệm thuộc về ai
- Các hình thức của hợp đồng dân sự
- Năm 2021, chưa có thẻ căn cước công dân có được cấp sổ đỏ?
Khái niệm về hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
- Khái niệm hợp đồng dân sự
Theo quy định trong bộ Luật dân sự năm 2005 hợp đồng Dân sự được quy định như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Với đối tượng điều chỉnh khá rộng là cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong quan hệ dân sự, thương mại, lao động,… và mục đích sinh lợi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành quan hệ hợp đồng.
- Khái niệm hợp đồng thương mại
Có nhiều cách hiểu về khái niệm Hợp đồng Thương mại được nêu ra, phổ biến là cách hiểu như sau: Hợp đồng thương mại là hợp đồng mà sự thỏa thuận nhằm mục đích sinh lợi với ít nhất một bên là thương nhân.
Để xem xét một hợp đồng thương mại, có hai yếu tố cơ bản cần lưu tâm gồm: Nội dung và chủ thể ký kết.
– Theo quy định trong Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
– Ngoài ra, Luật Thương mại cũng có quy định thêm về những đối tượng cũng thuộc phạm vi điều chỉnh là tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại.
– Hoạt động thương mại cũng được định nghĩa là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Tức là mục đích của việc hoạt động thương mại là phải phát sinh lợi nhuận.
Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Đại diện Pháp luật trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết Sự khác biệt căn bản của 2 loại hợp đồng thông dụng nhất trong đời sống và kinh doanh như sau:
- Sự khác nhau về chủ thể giao kết hợp đồng dân sự và thương mại
Đối với hợp đồng dân sự, chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân). Trong khi đó, đối với hợp đồng thương mại, vì mục đích là kinh doanh thu lợi, nên để đảm bảo về mặt quản lý Nhà nước cũng như trách nhiệm thương mại, chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân). Một số giao dịch thương mại đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải là pháp nhân. Như vậy, cần lưu ý về tư cách chủ thể khi thiết lập các giao dịch thương mại (tư cách thương nhân, tư cách pháp nhân, người đại diện hợp pháp…) nhằm tránh trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu do không hợp pháp về chủ thể.
- Sự khác nhau về mục đích của hợp đồng dân sự và thương mại
Hợp đồng dân sự nhằm mục đích tiêu dùng trong khi mục đích hướng tới của hợp đồng thương mại chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại. Việc xác định một hợp đồng có hay không mục đích kinh doanh thương mại có ý nghĩa đối với việc xác định văn bản pháp luật áp dụng điều chỉnh cho phù hợp (ví dụ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn hay Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư…).
- Sự khác nhau về một số điều khoản của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Một số điều khoản của hợp đồng thương mại có nhưng hợp đồng dân sự không có như: Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng; điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm;…
- Sự khác nhau về cơ quan giải quyết tranh chấp giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Đối với tranh chấp thương mại phát sinh, nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên. Trong khi đó, đối với tranh chấp dân sự trọng tài không có thẩm quyền giải quyết mà các bên chỉ có thể đưa ra cơ quan tòa án.
- Một số giao dịch dân sự và giao dịch thương mại phổ biến đối với DN
Giao dịch dân sự: Hợp đồng thuê trụ sở; kho bãi; nhà xưởng; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mua trang thiết bị sử dụng nội bộ DN; hợp đồng xây dựng, sửa chữa…Giao dịch thương mại: Hợp đồng cung ứng dịch vụ; hợp đồng mua bán hàng hóa…