Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Dân Sự / Năm 2021, chưa có thẻ căn cước công dân có được cấp sổ đỏ?

Năm 2021, chưa có thẻ căn cước công dân có được cấp sổ đỏ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Không ít người băn khoăn, khi mất chứng minh nhân dân (CMND) hoặc chưa làm được căn cước công dân thì có được cấp sổ đỏ hay không? Các độc giả có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Dùng giấy khai sinh để làm sổ đỏ được không?

Dùng giấy khai sinh để làm sổ đỏ được không?

Một sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật thông tin, theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

  • Đối với cá nhân trong nước: Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “Căn cước công dân số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
  • Đối với hộ gia đình sử dụng đất Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định đối với cá nhân trong nước; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất.

Theo quy định trên thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa có CMND hoặc Căn cước công dân vẫn được cấp sổ đỏ và khi đó sẽ ghi số giấy khai sinh. Quy định này hoàn toàn phù hợp với pháp luật dân sự và pháp luật đất đai.

Dưới 18 tuổi vẫn được đứng tên sổ đỏ

Dưới 18 tuổi vẫn được đứng tên sổ đỏ

Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mọi cá nhân đều có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi.

Theo quy định thì người từ đủ 14 tuổi được cấp CMND hoặc Căn cước công dân. Theo đó, người dưới 14 tuổi hoặc trên 14 tuổi mà chưa được cấp CMND hoặc Căn cước công dân thì vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Pháp luật dân sự và pháp luật đất đai không giới hạn độ tuổi đứng tên trên Giấy chứng nhận, chỉ cần có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì được cấp, nếu chưa có CMND hoặc Căn cước công dân thì ghi số giấy khai sinh.

Chuyển từ CMND sang Căn cước công dân, có cần chỉnh lại sổ đỏ?

Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014 của Bộ TN&MT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 33/2017, việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang một của giấy chứng nhận như sau: Họ tên, số CMND/Căn cước công dân… của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ có thông tin số CMND/Căn cước công dân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước công dân thì các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Do đó, việc đổi từ CMND sang thẻ Căn cước công dân sẽ không làm mất giá trị pháp lý của sổ đỏ.

Theo đó, chỉ cần giấy xác nhận số CMND thì người sử dụng đất có thể thực hiện các giao dịch pháp lý liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nếu muốn việc sử dụng thuận lợi về lâu dài, người dân có thể mang thẻ Căn cước công dân, giấy xác nhận số CMND và sổ đỏ đến văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu điều chỉnh lại thông tin về số Căn cước công dân.

Nguồn: vpluatsu.org – Tổng hợp

Check Also

Các hình thức của hợp đồng dân sự

Việc giao kết hợp đồng dân sự đang diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên những ...