Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hôn nhân / Kiến thức luật Hôn nhân / Rắc rối Pháp lý nảy sinh đối với việc mang thai hộ?

Rắc rối Pháp lý nảy sinh đối với việc mang thai hộ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Với việc Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, lần tiên nước ta cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Điều này mang đến cơ hội làm mẹ cho những người phụ nữ mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung.

quy-dinh-mang-thai-ho

Tuy nhiên, những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc mang thai hộ là điều mà những người muốn thực hiện kỹ thuật này phải lường trước. Mặt khác, làm thế nào để hạn chế việc mang thai hộ với mục đích thương mại chắc chắn sẽ làm đau đầu các nhà quản lý trong thời gian tới. Hiếu Hiền, phóng viên VOV thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh có bài viết về vấn đề này.

Chị Lý Thị Tình, 32 tuổi, ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng kết hôn đã 4 năm nhưng chưa có con. Chị cho biết nếu chữa trị không khỏi thì mới nghĩ đến khả năng tìm người mang thai hộ. Chị Tình chia sẻ: “Mang thai hộ giống như nuôi thêm một người vợ lẽ nữa vậy đó. Cho nên có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Thậm chí, không biết con mình có bị ảnh hưởng di truyền từ người mang thai hộ không nữa”. Với thành tựu của Y học, kỹ thuật mang thai hộ thì đơn giản nhưng những vấn đề xã hội nảy sinh trong giai đoạn mang thai và ngay cả sau khi sinh con mới phức tạp.

Dân sự hay Hình Sự hoá?

Khi người mang thai hộ nảy sinh tình cảm với bào thai từ trong bụng và có thể xảy ra trường hợp người mang thai hộ mang theo cả đứa con bỏ trốn thì sẽ xử lý như thế nào?

Pháp luật hiện vẫn chưa có biện pháp gì để điều chỉnh hành vi này. Trong trường hợp khi phát hiện bào thai có dị tật thì xử lý ra sao, pháp luật cũng chưa quy định cụ thể. Chưa kể, trong quá trình mang thai và sinh đẻ có thể dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến khả năng có con của người mang thai hộ. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người muốn nhờ người khác mang thai hộ và người chấp nhận mang thai hộ phải suy nghĩ kỹ trước khi chọn giải pháp này.

mang-thai-ho-viet-viet

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư kí Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh Thành phố Hồ Chí Minh nói về ngành Hộ sinh: “Chỉ nên nhận mang thai hộ chỉ vì mục đích nhân đạo vì phải trải qua một giai đoạn rất cực khổ. Có thể sẽ xảy ra những biến chứng như sảy thai, hư thai, băng huyết…Nếu chỉ vì mục đích thương mại thì có thể phải bỏ cuộc giữa chừng và khi đó sẽ rất ân hận. Và có thể mang một bào thai dị tật, khi đó liệu có thể chấp nhận được hay không?”.

Pháp Luật cho phép mang thai hộ?

Theo một vị bác sĩ điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Từ Dũ, sau khi việc mang thai hộ được pháp luật cho phép từ ngày 1/1/2015, vị bác sĩ này đã tiếp đến hàng trăm cuộc điện thoại mỗi tuần, nhưng phần lớn là không đúng với yêu cầu cho phép mang thai hộ. Cụ thể như: những người có đủ khả năng mang thai, nhưng muốn nhờ người khác mang thai hộ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Tính đến cuối tháng 3/2015, Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ chỉ có thể sàng lọc không dưới 10 trường hợp đúng chỉ định mang thai hộ. Điều này cho thấy quản lý mang thai hộ là điều rất quan trọng.

Để làm được điều này, theo Giáo sư – Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, Bộ Y tế cần phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện mang thai hộ tại các cơ sở y tế: “Làm thế nào để quản lý cho được trong toàn quốc để tránh các trường hợp không đúng xảy ra. Để nâng cấp quản lý cần phải sử dụng công nghệ thông tin. Cơ sở y tế nào được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì phải nối mạng với Bộ Y tế để Bộ có thể quản lý tất cả các việc làm hàng ngày. Ai vi phạm thì sẽ bị phát hiện ngay”.

Quy định Pháp luật về mang thai hộ như thế nào?

Để giải quyết những vấn đề xã hội phía sau việc mang thai hộ, theo Luật sư Nghị định 10/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/3 đã quy định rất cụ thể điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, người dân khá lo ngại vì những quy định này quá chặt, đến mức không thể thực hiện được đối với người muốn làm đúng luật nhưng với những người cố tình lạm dụng thì vẫn có thể vượt qua. Chẳng hạn, trong một bộ hồ sơ đăng kí mang thai hộ, có đến 12 loại giấy tờ phải được xác nhận từ chính quyền địa phương cho đến cơ sở y tế, Bác sĩ, Luật sư…

mang-thai-hoc-vi-muc-dich-nhan-dao

Trong đó, sẽ rất khó để xác nhận cho chính xác mối quan hệ thân thích giữa người muốn có con và người nhận mang thai hộ nếu như 2 đối tượng này ở 2 nơi cách xa nhau. Việc thẩm định bộ hồ sơ lại được giao cho cho bệnh viện – là cơ sở thực hiện chuyên môn về y tế chứ không phải cơ quan hành chính nên khiến cho các cơ sở y tế lúng túng. Chính vì vậy, đến thời điểm này, Bệnh viện Từ Dũ vẫn không dám nhận bất cứ một bộ hồ sơ đăng kí mang thai hộ nào vì chờ thông tư hướng dẫn.

Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết, ngay cả trong các chỉ định y khoa để được thực hiện mang thai hộ vẫn còn thiếu những định nghĩa cụ thể:“Trong Luật quy định là áp dụng hỗ trợ sinh sản mà không có thai. Nhưng cụ thể là như thế nào? Chẳng hạn do niêm mạc tử cung mỏng là đúng chỉ định mang thai hộ, nhưng mỏng là mỏng bao nhiêu, chuẩn bị nội mạc bao nhiêu lần thì mới gọi là thất bại thì vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng”.

Việc cho phép mang thai hộ là bước đi tích cực của nhà nước ta, mang lại cơ hội có con cho những người phụ nữ không may mắn. Tuy nhiên, việc rà soát chặt chẽ các quy định để tránh lạm dụng kỹ thuật mang thai hộ vì những mục đích khác ngoài mục đích nhân đạo là điều không thể không làm, trước khi áp dụng kỹ thuật này vào cuộc sống.

Theo VOV giao thông

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật, giải quyết các vấn đề liên quan hôn nhân và gia đình vui lòng liên hệ:

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý – Đoàn Luật Sư TP Hà Nội: Trụ sở B1905, số 7 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0989.384.385

Website: vpluatsu.org: Email: luatsuanhsang@gmail.com

Check Also

Văn phòng luật sư tư vấn phân chia tài sản chung sau ly hôn

Đa số các cặp vợ chồng ly hôn không hiểu biết được các vấn đề ...