Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hôn nhân / Luật sư tư vấn Hôn nhân / Quyền nuôi con sau ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình

Quyền nuôi con sau ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý tư vấn quy định của Luật Hôn nhân và gia đình  2014 về quyền nuôi con sau ly hôn.

luat-su-tu-van-ly-hon

Luật sư tư vấn ly hôn miễn phí

Trong vụ án ly hôn, ngoài vấn đề về phân chia tài sản, vấn đề “chia con” – hay nói chính xác là xác định quyền nuôi con là một nội dung quan trọng khác mà tòa án phải giải quyết theo quy định Luật hôn nhân gia đình.

Theo nguyên tắc, các đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận việc ai là người nuôi con khi ly hôn và được tòa ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Bên không được trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tuỳ theo điều kiện kinh tế hoặc theo thoả thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành.

Nếu vợ, chồng không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ phán quyết giao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là : điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại …Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc …thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con.

luat-su-tu-van-ly-hon

Văn phòng Luật sư tư vấn ly hôn miễn phí

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Bên cạnh đó, Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, sau khi ly hôn, quyền nuôi con có thể thay đổi nếu có đủ căn cứ chứng minh người có quyền nuôi con không có điều kiện chăm sóc và giáo dục con tốt, cho con được phát triển cả về thể chất và tinh thần thì người còn lại sẽ giành được quyền nuôi con.

Quý khách có nhu cầu tư vấn, giải quyết vụ việc dân sự vui lòng liên hệ:

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

Số 7 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Website: vpluatsu.org

Email: luatsuanhsang@gmail.com

Điện thoại: 0989.384.385

Check Also

Vợ chồng ly hôn ai là người được quyền nuôi con?

Vợ chồng ly hôn là điều mà không ai mong muốn nhưng nuôi con thì ...