Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Người có hành vi đốt pháo dịp Tết sẽ bị xử lý như thế nào?

Người có hành vi đốt pháo dịp Tết sẽ bị xử lý như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mặc dù đã có nhiều quy định về việc cấm tàng trữ và nổ pháo thế nhưng nhiều người phớt lờ, ngang nhiên đốt pháo. Vậy trường hợp người có hành vi đốt pháo sẽ bị xử lý thế nào?

Người có hành vi đốt pháo trong dịp lễ, Tết sẽ bị xử lý như thế nào?

Người có hành vi đốt pháo trong dịp lễ, Tết sẽ bị xử lý như thế nào?

Không chỉ những người buôn bán, tàng chữ pháo nổ mới được coi là vi phạm pháp luật mà theo quy định mới nhất thì ngay cả những người có hành vì đốt pháo cũng được coi là vi phạm pháp luật và sẽ có hành vi xử phạt theo quy định hiện có.

Người đốt pháo nổ sẽ bị xử lý hình sự khi nào?

Dựa theo thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo.

Cũng theo Văn bản luật hình sự đã nếu rõ người nào mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán, sử dụng trong nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng cấm. Nếu mua bán trái phép pháo nổ qua biên giới thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu. Tuy nhiên, người có hành vi vi phạm sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nếu pháo nổ có số lượng từ 10kg trở lên hoặc dưới 10kg nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Cũng theo quy định, số lượng pháo nổ từ 10kg đến dưới 50kg được coi là số lượng lớn, số lượng pháo nổ từ 50kg đến dưới 150kg được coi là số lượng rất lớn, số lượng pháo nổ từ 150kg trở lên được coi là số lượng đặc biệt lớn. Số lượng càng lớn thì trách nhiệm hình sự càng nặng. Cũng trong quy định này đã nêu rõ, không chỉ hành vi buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ mới bị truy cứu trách nhiệm mà hành vi sử dụng trái phép pháo nổ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Hiện nay khung hình phạt thấp nhất của tội này là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và cao nhất là phạt tù đến 7 năm.

Tùy theo khối lượng buôn bán cũng như sử dụng mà sẽ có những hình phạt xử lý khác nhau

Tùy theo khối lượng buôn bán cũng như sử dụng mà sẽ có những hình phạt xử lý khác nhau

Những trường hợp sử dụng pháo hợp pháp được quy định

Bên cạnh những quy định xử phạt từ hành chính đến hình sự với người buôn bán, sử dụng trái phép chất nổ thì vẫn có những trường hợp được sử dụng pháo nổ theo quy định như:

  • Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
  • Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
  • Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
  • Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Vì thế có thể thấy chỉ khi được sự cho phép của nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền thì chúng ta mới được phép đốt pháo. Còn trong mọi trường hợp dù đốt ít hay nhiều đều bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ có những khung hình phạt thích đáng với từng tội danh và đối tượng khác nhau.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Đề nghị xử lý hình sự hơn 300 doanh nghiệp nợ BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết đã chuyển 302 hồ sơ của ...