Dịp cuối năm nhiều đối tượng thường lợi dụng buổi tối hay sự mất cảnh giác của mọi người để sử dụng tiền giả mua bán. Vậy hành vị này có được coi là vi phạm pháp luật?
- Thắt chặt chế tài xử lý đối với tội phạm về an toàn thực phẩm
- Mua phải xe máy là tài sản ăn trộm có bị xử lý hình sự không?
- Người có hành vi đốt pháo dịp Tết sẽ bị xử lý như thế nào?
Cách phân biệt tiền thật tiền giả
Sử dụng tiền giả để mua bán có được coi là vi phạm pháp luật
Thời gian qua, hệ thống nhiều ngân hàng đã phát hiện và thu giữ hàng trăm triệu đồng tiền giả của khách hàng đến giao dịch tại các ngân hàng thương mại, kho bạc và cả những cửa hàng vàng bạc hay tạp hóa. Được biết hành vi sử dụng tiền giả để mua bán thường được thực hiện vào buổi tối hay tại những cửa hàng có đông người mua bán. Theo điều tra thủ đoạn của những cá nhân sử dụng tiền giả hết sức tinh vi. Nhằm tạo sự tin tưởng với người bán, các đối tượng còn nhúng tờ tiền vào trong một chất màu đục để tạo hiệu ứng như đồng tiền đã cũ và được sử dụng rất nhiều lần. Trong đó, chủ yếu là loại tiền polymer giả có mệnh giá 200.000 đồng và 500.000 đồng.
Nói về vấn đề này luật sư tư vấn hành chính cho biết, pháp luật hiện hành đã quy định khá đầy đủ và nghiêm khắc về việc mua bán tiền giả. Cho dù cá nhân thực hiện hành vi ở bất cứ giai đoạn nào, đã hoàn thành hay chuẩn bị phạm tội, giao dịch mua bán thành công hay không đều chịu trách nhiệm hình sự. Và dù người mua tiền giả chỉ tàng trữ mà không sử dụng, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện cũng vi phạm Bộ luật hình sự. Việc cá nhân sử dụng tiền giản để mua bán, trao đổi sẽ bị đều bị xử lý nghiêm khắc.
Người có hành vi sử dụng, buôn bán tiền giả đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Bán tiền giả trên mạng có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân
Được biết tội phạm về tiền giả là loại tội phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng an ninh tiền tệ của đất nước, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, quá trình phát triển kinh tế của đất nước cũng như đời sống của nhân dân.
Đề cập tới vấn đề này nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần tìm hiểu chính xác thực tế và những biến tướng của chiêu trò buôn bán, sử dụng tiền giả. Nếu thật sự có hành vi mua bán tiền giả diễn ra và có nhiều người sử dụng facebook làm môi trường phạm pháp, thì cần nghiêm trị theo luật dân sự. Theo quy định tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì các hành vi bị cấm như: Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
- Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Nếu việc rao bán tiền giả chỉ là cái cớ để cho những chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tiền thật của những kẻ tham lam, thì cũng cần được lên án, răn đe thậm chí có thể truy cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 theo đó có thể bị phạt theo quy định hình sự từ 20 năm, tù chung thân và áp dụng hình phạt phụ là phạt tiền đến 100.000.000 đồng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Vì thế hành vi buôn bán, sử dụng tiền giả hiện nay đều được coi là vi phạm pháp luật và đều bị xử lý một cách nghiêm minh theo quy định luật hiện hành.
Nguồn: vpluatsu.org