Mô hình đào tạo vừa học vừa làm của trường y (kết hợp đào tạo tại trường và đào tạo qua thực tế khám chữa bệnh tại bệnh viện) là một gợi ý tốt để chúng ta đổi mới mô hình đào tạo sư phạm.
- Thắt chặt chế tài xử lý đối với tội phạm về an toàn thực phẩm
- Mua phải xe máy là tài sản ăn trộm có bị xử lý hình sự không?
- Người có hành vi đốt pháo dịp Tết sẽ bị xử lý như thế nào?
Gợi ý đổi mới mô hình đào tạo Sư phạm như trường Y
Đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới từ các trường sư phạm
Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” sáng 22/12, GS.TS. Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – cho rằng: Trong thế giới hội nhập, việc giáo dục để có những công dân hiện đại ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ở đó cần hai thành tố, đó là: Trách nhiệm của công dân đối với đất nước và công dân trong môi trường toàn cầu hoá.
Những chuẩn mực, giá trị và định chế phải được giáo dục từ nhà trường, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Điều đó không chỉ yêu cầu cao với chương trình giáo dục phổ thông nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng, mà còn yêu cầu cao hơn đối với người triển khai, thực hiện – đó là đội ngũ thầy cô dạy môn học này.
Cần giáo dục để mỗi học sinh trở thành một công dân có tình yêu gia đình, quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và Tổ quốc trước khi họ trở thành những nhà chuyên môn giỏi.
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Minh, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều trường sư phạm mở thêm mã ngành đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân nên nguồn cung giáo viên dồi dào hơn, tỷ lệ giáo viên môn học được đào tạo đúng chuyên ngành tăng lên, giúp môn học ngày càng đáp ứng tốt hơn mục tiêu giáo dục.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng đứng trước yêu cầu của việc thực hiện chương trình mới, việc đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi phải đổi mới ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo, đặc biệt là mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức, mô hình đào tạo. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần có một sự đổi mới nhiều mặt.
GS.TS. Nguyễn Văn Minh phát biểu tại hội thảo
Đổi mới nội dung, mô hình, phương thức đào tạo
Liên quan đến việc đào tạo trong trường sư phạm đáp ứng yêu cầu mới của giáo viên Giáo dục công dân, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới – cho rằng, hiện nay, chương trình đào tạo giáo viên ở các khoa Giáo dục chính trị (hoặc Giáo dục công dân) của một số trường sư phạm đã có nội dung giáo dục kinh tế và pháp luật ở mức độ khác nhau. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình môn Giáo dục công dân mới, các trường sư phạm cần mở rộng và nâng cao nội dung này, đồng thời bổ sung nội dung giáo dục tài chính, giáo dục kĩ năng sống.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhắc đến các vụ bạo lực và một số vụ việc khác xảy ra ở một số trường phổ thông trong thời gian qua; từ đó chỉ ra nhiều giáo viên chưa được đào tạo chu đáo về pháp luật và kĩ năng nghiệp vụ.
Để khắc phục hạn chế này, các trường sư phạm cần bổ sung vào chương trình đào tạo giáo viên tất cả các môn học một số nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục nghiệp vụ.
Cụ thể là: Về giáo dục pháp luật, cần bổ sung vào chương trình đào tạo Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học, Luật Giáo dục, Luật Trẻ em, Luật Thanh niên;
Về giáo dục nghiệp vụ, cần bổ sung vào chương trình đào tạo phương pháp dạy học; phương pháp đánh giá kết quả giáo dục; nghiệp vụ giáo viên, chủ nhiệm lớp, cán bộ Đoàn – Đội; quan hệ công chúng.
Nhấn mạnh đổi mới mô hình, phương thức đào tạo, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, hiện nay, chương trình đào tạo của hầu hết các trường đại học vẫn là chương trình theo định hướng tiếp cận nội dung. Đã đến lúc các trường cần đổi mới chương trình theo định hướng tiếp cận năng lực, theo đó trước hết phải xác định chuẩn đầu ra của người học, từ đó mới xác định nội dung và phương pháp dạy học.
Mô hình đào tạo truyền thống của các trường sư phạm chủ yếu cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, bổ sung một số kiến thức khoa học sư phạm (Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn), tổ chức thực tập thời gian ngắn (thực tập 1 tháng ở năm thứ 3, thực tập 2 tháng ở năm thứu 4), chưa bảo đảm đảm giáo sinh ra trường có đủ hiểu biết về hoạt động dạy và học, kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ, khả năng dạy học và xử lí các tình huống sư phạm ở trường phổ thông. Những kiến thức, kĩ năng này chỉ có thể hình thành vững chắc ở giáo sinh nếu như họ được học ngay tại trường phổ thông.
“Mô hình đào tạo vừa học vừa làm của trường Y (kết hợp đào tạo tại trường và đào tạo qua thực tế khám chữa bệnh tại bệnh viện) là một gợi ý tốt để chúng ta đổi mới mô hình đào tạo sư phạm” – GS Nguyễn Minh Thuyết đưa gợi ý.
Nguồn: vpluatsu.org