Cảnh sát bắt tiếp nghi phạm thứ ba trong vụ nhắn tin đe dọa cán bộ tại nhiều Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội.
- Những vấn đề hôn nhân mà các cặp vợ chồng thường phải đổi mặt
- Thứ trưởng Giáo dục: ‘Dự thảo đuổi học sinh viên bán dâm là bị lỗi’
- Lái xe vi phạm nồng độ cồn lần thứ ba có thể sẽ bị truy tố
Trần Quang Nam và Ngô Xuân Tùng (từ trái qua) tại cơ quan điều tra
Liên quan vụ án đe dọa, tống tiền 100 cán bộ thuộc văn phòng của nhiều đoàn đại biểu Quốc hội, ngày 20/10, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã bắt Trần Quang Nam (28 tuổi, trú tại TP HCM) về hành vi nhắn tin đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản. Nam bị xác định là đồng chủ mưu với Ngô Xuân Tùng.
Ngày 18/10, Tùng cùng Lê Văn Thành đã bị Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với công an địa phương bắt giữ.
Theo nhà chức trách, Tùng đặt mua trên mạng một quyển niêm giám điện thoại rồi thuê Thành mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền của nạn nhân.
Trong ngày 15-16/10, Tùng sử dụng nhiều sim và máy điện thoại nhắn tin đến 100 người có tên trong cuốn niêm giám. Trong những người nhận tin có ông Nguyễn Trường Sơn (Chánh văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội), Phạm Minh Tuấn (quyền Chánh văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang), Hoàng Đức Cường (Chánh văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị), Phạm Nghĩa (Phó chánh văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh), Dương Thế Hùng (nguyên chánh văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế)…
Tang vật cơ quan điều tra thu giữ
Nội dung các tin nhắn đều giống nhau: “Có người muốn lấy mạng ông với giá 100 triệu. Nếu ông đưa tôi 100 triệu, tôi sẽ gửi danh tính người muốn hại ông và bằng chứng cho ông. Tôi cho ông ba ngày và số tài khoản này cho ông chuyển khoản vào, nếu ông chuyển tiền tôi sẽ đi khỏi đất này và giữ lời”.
Tội Nhắn tin đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản, điều 170 Bộ luật hình sự 2015 quy định: Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nguồn: vpluatsu.org