Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Thắt chặt chế tài xử lý đối với tội phạm về an toàn thực phẩm

Thắt chặt chế tài xử lý đối với tội phạm về an toàn thực phẩm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhận thấy chế tài xử phạt trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn thiếu chặt chẽ, hiện pháp luật đã có những điều chỉnh nhằm tăng tính răn đe với các đối tượng vi phạm.

Hình phạt nào cho người buôn bán tiêu thụ thực phẩm bẩn?

Hình phạt nào cho người buôn bán tiêu thụ thực phẩm bẩn?

Vì sao ít xử lý hình sự với đối tượng buôn bán thực phẩm bẩn?

Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại nước ta đang khá phức tạp, khi ngày càng nhiều các cơ sở, cá nhân ngang nhiên buôn bán thực phẩm bẩn ra ngoại thị trường. Việc này đã khiến không ít người dân bức xúc và lo ngại về một tương lai không mấy tươi sáng của nền thực phẩm nước ta.

Trước vấn đề ngày càng trở lên nhức nhối trong xã hội, Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng, bị phạt tù từ 1 đến 5 năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 đến 10 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, bị phạt tù từ 7 đến 15 năm. Tuy nhiên mức xử phạt này được đánh giá là khá nhẹ và chưa đủ sức răn đe. Điều này cũng dễ hiểu, bởi việc kinh doanh, mua bán và vận chuyển thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao nên các đối tượng vi phạm sẵn sàng bỏ ra số tiền để nộp phạt khi bị phát hiện, xử lý, rồi sau đó tái phạm. Một điểm đáng chú ý nữa là Bộ luật Hình sự trước đây chỉ áp dụng với cá nhân nên trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân không thể thực hiện được.

Nâng cao chế tài xử phạt với người có hành vi buôn bán thực phẩm bẩn

Nâng cao chế tài xử phạt với người có hành vi buôn bán thực phẩm bẩn

Thắt chặt chế tài xử lý việc buôn bán thực phẩm bẩn

Để khắc phục những hạn chế của điều luật bạn hành năm 2009, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã đặt ra các chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực VSATTP chặt chẽ và khả thi hơn.

Theo Văn bản luật hình sự, người nào thực hiện một trong các hành vi như sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm, sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy; sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm,… sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (hình phạt cao nhất áp dụng đối với tội danh này là 20 năm tù).

Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân chỉ cần có hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn, chứa hóa chất độc hại với giá trị từ mức quy định hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trước đó mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự mà không cần có hậu quả xảy ra như chết người hay gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng như trước đây.

Bên cạnh mức phạt tù thì người phạm tội còn có thể bị phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Trước những thay đổi về mức phạt này được đánh giá là khả năng và mang tính răng đe hơn với nhiều đối tượng.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Đề nghị xử lý hình sự hơn 300 doanh nghiệp nợ BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết đã chuyển 302 hồ sơ của ...