Gia đình có thể lập một tài khoản chung, thắng thắn nói về tiền bạc, bỏ thói quen mua đồ dùng không cần thiết, ghi ra các khoản chi tiêu.
- Người có hành vi đốt pháo dịp Tết sẽ bị xử lý như thế nào?
- Mua phải xe máy là tài sản ăn trộm có bị xử lý hình sự không?
- Người bị tâm thần ở mức nào thì không phải đi tù?
Cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt hơn là điều nhiều cặp vợ chồng hướng dến khi quyết định gắn bó với nhau
Cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt hơn là điều nhiều cặp vợ chồng hướng dến khi quyết định gắn bó với nhau. Tuy nhiên, thực tế nhiều đôi trẻ không đạt được điều mình mong muốn. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do bắt nguồn từ việc gia đình thiếu kỹ năng quản lý tiền bạc.
Một số cặp vợ chồng mới cưới quản lý tiền bạc theo nguyên tắc: tiền ai người đấy quản hay giao tất cả cho một người. Điều này có thể khiến tình hình tài chính gia đình trở nên lộn xộn, vợ chồng đổ lỗi cho nhau. Dưới đây là một số mẹo vợ chồng trẻ có thể tham khảo để quản lý tài chính.
Cùng thẳng thắn nói về tiền bạc
Khi còn độc thân, chúng ta có thể độc lập tự do tiêu tiền theo ý muốn của mình. Một khi bước vào cuộc sống hôn nhân, thì vấn đề tài chính không còn là câu chuyện một người nữa.
Hãy dành ra một ngày để cùng nhau chia sẻ thẳng thắn về chuyện tiền bạc là một trong những mẹo giúp vợ chồng mới cưới phân định rõ rãng các khoản thu chi trong gia đình. Ai là người giữ tiền chính, ai sẽ là người chi các hóa đơn hàng tháng, cá nhân nào chi tiền đi chợ, tiền tiết kiệm mỗi tháng…
Bỏ thói quen mua sắm những đồ dùng không cần thiết
Trước khi cưới, anh Nghĩa, chị Hân lập kế hoạch là sẽ có con sau 2 năm. Vì có dự định rõ ràng nên Hân rất chủ động trong việc tiết kiệm chi tiêu hàng tháng. Chị được nhiều người trong gia đình hai bên đánh giá là cô vợ đảm.
Khác với thời độc thân, Hân đã bỏ dần thói mua sắm hàng hiệu mà đổi sang là mua những thương hiệu giá bình dân hơn, luôn tranh thủ về nhà sớm nấu ăn thay vì đi nhà hàng sang chảnh. Thời mới yêu Nghĩa và Hân thường hay đi du lịch 2-3 tháng một lần, hiện tại thì đi một lần duy nhất trong năm. Chị cũng thói quen mua những đồ dùng không thực sự cần thiết.
Nếu biết đầu tư, tích lũy một chút cho tương lai, dành thời gian yêu thương, trải nghiệm điều mới lạ
Xây dựng một tài khoản chung
Bước vào cuộc sống hôn nhân, Nghĩa và Hân sống thực tế hơn. Cả hai quyết định có một tài khoản chung, hàng tháng sẽ trích từ phần tiền lương để đóng vào. Điều này sẽ giúp gia đình chủ động với những bất ngờ có thể xảy ra như mất việc, đau ốm, sửa chữa nhà cửa, báo hiếu bố mẹ… Thậm chí, Hân tìm hiểu và mua gói bảo hiểm tiết kiểm Sun Life để phòng thân.
Ghi ra các khoản chi tiêu
Đã lập gia đình 5 năm, theo kinh nghiệm của chị Linh, Hà Nội, hầu hết các cặp vợ chồng đều trải qua khủng hoảng hôn nhân trong 2-3 năm đầu. Thực tế, ai cũng muốn kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, chị khuyên, chúng ta không nên quá coi trọng điều đó mà bỏ bê những những điều quan trọng khác.
Do vậy, bên cạnh việc hai vợ chồng kiếm được bao nhiêu thì việc cả hai thu vén, quản lý là điều quan trọng. Vợ chồng chị học hỏi cách cân đối tài chính bằng cách chia thu nhập của cả hai khoản khác nhau: chi tiêu cố định, học tập, đầu tư, quỹ khẩn cấp, du lịch.
“Nếu biết đầu tư, tích lũy một chút cho tương lai, dành thời gian yêu thương, trải nghiệm điều mới lạ, bạn sẽ nhận ra rằng để cân bằng cuộc sống và hạnh phúc không phải là điều xa vời. Để không cảm thấy chông chênh giữa cuộc sống năng động thời nay, mọi chuyện sẽ ổn hơn nếu bạn có kế hoạch, cách quản lý tài chính khoa học”, chị Linh cho biết.
Nguồn: vpluatsu.org