Việc lập di chúc trong xã hội ngày nay đã trở lên khá phổ biến, đặc biệt ở những gia đình có điều kiện. Vậy vì sao cần lập di chúc và di chúc được lập ra với mục đích gì?
- Lập di chúc như thế nào được coi là hợp pháp?
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai theo luật Đất đai 2013
- Con nuôi được hưởng quyền thừa kế gia sản như con đẻ?
Tại sao cần phải lập di chúc
Di chúc là gì?
Theo kiến thức pháp luật di chúc thừa kế thì di chúc được định nghĩa là nơi thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Vì vậy, trước khi mất, người đó thường làm một bản di chúc để phân chia đất đai, tài sản cũng như quyền quản lý và sử dụng cho con cháu trong nhà, và đồng thời bản di chúc sẽ được cơ quan có thẩm quyền công nhận đó là di chúc hợp pháp thì sau khi người lập di chúc chết tài sản sẽ dịch chuyến từ người lập di chúc (người chết) sang cho chủ thể khác theo ý chí của người lập di chúc sau khi chết.
Di chúc được lập ra với mục đích là trao quyền thừa kế tài sản cho người còn sống
Tại sao cần lập di chúc?
Hiện nay di chúc có 2 dạng đó là di chúc bằng miệng và bằng giấy. Tuy nhiên di chúc bằng giấy vẫn được nhiều người sử dụng hơn vì ở đó thể hiện sự rõ ràng, công khai và không thể thay đổi.
Hiện nay tình trạng tranh chấp đất đai trong nội tộc rất phổ biến và chủ yếu là anh em trong nhà xảy ra tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản với nhau. Nguyên nhân chủ yếu là khi còn sống cha mẹ không lập di chúc nói rõ ý nguyện phân chia tài sản cho con cái thế nào, hoặc có trường hợp có lập văn bản nhưng không thể hiện đó là di chúc dẫn đến việc khi cha mẹ mất đi anh em không tự thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được mà xảy ra tranh giành, mâu thuẫn, thưa kiện lẫn nhau dẫn đến mất hết tình nghĩa. Vì thế để tránh những bất hòa có thể xảy ra giữa những người thân ruột thịt, ông bà hoặc cha mẹ trước khi mất thường lập một bản di chúc để thể hiện ý nguyện của bản thân về việc phân chia tài sản.
Pháp luật đã cho phép bất kỳ ai có tài sản hợp pháp đều có quyền lập di chúc. Bên cạnh đó người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế hoặc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định di sản cho từng người thừa kế, dành phần tài sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Những quyền này được thể hiện trong nội dung của di chúc. Di chúc dù đã được lập thì vẫn có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào khi người lập di chúc còn sống. Người lập di chúc có thể gửi giữ di chúc tại cơ quan công chứng để công chứng viên công bố di chúc khi mở thừa kế hoặc gửi người khác cũng như nhờ tới luật sư tư vấn di chúc thừa kế để sau khi mình mất đi bản di chúc sẽ được con cháu thực hiện đúng theo những gì mà người đã khuất mong muốn.
Vì vậy để đảm bảo quyền định đoạt của người có tài sản, tránh những tranh chấp phát sinh, thì việc chủ động lập di chúc khi vẫn còn minh mẩn là việc cần thiết, nên làm và làm càng chặt chẽ, đầy đủ càng tốt. Tuy nhiên để bản di chúc có hiệu lực trước pháp luật và được công nhận thì trước khi lập di chúc, người lập nên tham khảo nguyên tắc và quy định trong việc lập di chúc thừa kế để tranh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguồn: vpluatsu.org