Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Dân Sự / Cách nào lấy lại tiền ‘chạy việc’ khi phát hiện đã bị lừa?

Cách nào lấy lại tiền ‘chạy việc’ khi phát hiện đã bị lừa?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều 117 Bộ luật Dân sự quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

Cách nào lấy lại tiền 'chạy việc' khi phát hiện đã bị lừa?

Cách nào lấy lại tiền ‘chạy việc’ khi phát hiện đã bị lừa?

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong trường hợp của bạn, giao dịch giữa gia đình bạn và người kia là giao dịch được thực hiện hoàn toàn do sự tự nguyện, thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, việc nhận tiền “chạy việc” lại là hành vi trái pháp luật, do đó giao dịch trên bị coi là vô hiệu, vì nội dung và mục đích của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật.

Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu sẽ được thực hiện theo như Điều 131 Bộ luật Dân sự. Theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện để yêu cầu giải quyết.

Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu sẽ được thực hiện theo như Điều 131 Bộ luật Dân sự

Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu sẽ được thực hiện theo như Điều 131 Bộ luật Dân sự

Ngoài ra, hành vi của người kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội  Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 175 Bộ luật Hình sự). Theo đó trong trường hợp người kia trên thực tế không có khả năng xin được việc cho bạn mà chỉ đưa ra những thông tin gian dối, giả tạo như hứa hẹn, cam kết, khẳng định… nhằm mục đích để bạn đưa tiền rồi chiếm đoạt tiền của bạn thì hành vi đó đã có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp người kia không có mục đích ban đầu là lừa dối mà sau khi có được số tiền đó do hoàn cảnh khách quan mà không xin được việc cho bạn rồi mới nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền, không trả lại cho bạn thì có thể phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hành vi này được pháp luật quy định mức xử phạt 2-7 năm tù đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Điều kiện chủ thể khởi kiện vụ án dân sự

Cần có những điều kiện gì để trở thành chủ thể khởi kiện vụ án ...