Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định rõ tại Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008). Theo đó, cụ thể như sau:
- Ra cáo trạng truy tố ca sĩ Châu Việt Cường về tội “giết người”
- Tại Bắc Ninh, hơn 100 cảnh sát đột kích 15 điểm cho vay nặng lãi
- Tham khảo 5 luật có nhiều quy định mới được áp dụng trong năm 2019
Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự này quy định.
Như chúng ta đã biết, tố tụng hình sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, các giai đoạn này đều nhằm mục đích chung của tố tụng hình sự là phát hiện kịp thời, nhanh chóng tội phạm và người phạm tội, xác định sự thật khách quan của vụ án, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Khởi tố và xử lý kịp thời, nhanh chóng vụ án hình sự là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phòng ngừa và chống tội phạm, do vậy Bộ luật tố tụng hình sự quy định đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
– Điều luật quy định khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án. Như vậy, khởi tố vụ án hình sự là quyền đồng thời cũng là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án hình sự chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm và theo trình tự do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý đầu tiên để tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo: điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Kinh nghiệm giải quyết án hình sự có khó khăn, vướng mắc, kéo dài
– Bộ luật tố tụng hình sự quv định rõ những cơ quan và những người có trách nhiệm ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đó là:
+ Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;
+ Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền có trách nhiệm ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;
+ Hội đồng xét xử có trách nhiệm ra quyết định khới tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
– Sau khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Trong thời hạn 24 giờ. kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đê tiến hành điểu tra; quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiêm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc truy tố.
– Không được khởi tố vụ án hình sự hoặc nếu đã khởi tố vụ án hình sự thì phải hủy quyết định khởi tố khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Nguồn: vpluatsu.org