Phát hiện hơn 2.600 hồ sơ cho vay tiền với mức lãi phải trả giao động từ 5.000 đến 8.000 đồng cho một triệu trong một ngày tại nhiều cơ sở cho vay nặng lãi ở Bắc Ninh
- Tham khảo 5 luật có nhiều quy định mới được áp dụng trong năm 2019
- Luật An ninh mạng sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2019 với 20 nhóm hành vi
- Những vi phạm pháp luật thường xảy ra vào dịp Tết
Một cơ sở đang bị công an khám xét
Ngày 3/1, Công an tỉnh Bắc Ninh xác nhận đang điều tra nghi vấn cho vay nặng lãi tại 15 chi nhánh trên địa bàn.
Công an tỉnh Bắc Ninh nghi ngờ một công ty đầu tư tài chính trụ sở ở Hà Nội đã mở 15 chi nhánh tại Bắc Ninh, cho vay nặng lãi núp bóng hình thức cầm đồ hoặc giấy tờ tùy thân.
Sau hai tháng điều tra, chiều 2/1, 100 cảnh sát chia làm 15 tổ đồng loạt đột kích 15 chi nhánh. Cảnh sát thu hơn 2.600 hồ sơ vay với số tiền vay tương đương 6 tỷ đồng, 37 quyển sổ ghi chép vay nợ, hơn 520 triệu đồng cùng 30 ôtô và nhiều tài liệu.
Đại tá Phạm Văn Lương – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, chế tài xử lý, xử phạt các đối tượng cho vay nặng lãi vẫn còn nhẹ, chưa đủ để răn đe, các đối tượng vay tiền chủ yếu là công nhân, người lao động tỉnh ngoài về làm ở các khu công nghiệp.
“Chúng tôi khuyến cáo, cảnh báo công nhân, người lao động khi cần tiền để xử lý việc cá nhân nên vay ở các quỹ tín dụng, ngân hàng để đảm bảo tính pháp lý cũng như lãi suất thấp, cảnh giác, tránh xa tín dụng đen vì lãi mẹ đẻ lãi con rất nhanh”, Đại tá Lương cảnh báo.
Cảnh sát xác định, người cầm đồ phải trả mức lãi suất 5.000 đồng cho một triệu trong một ngày, nếu cầm cố giấy tờ tùy thân mức lãi tương ứng là 8.000 đồng. Trong hợp đồng, các chi nhánh không ghi lãi suất nhưng người vay vẫn phải trả lãi “cắt cổ” theo thỏa thuận. Ai không trả tiền đúng hạn sẽ bị chủ nợ cho người đến đe dọa, lấy tài sản.
Tiền mặt bị thu giữ ở một cơ sở
Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 (tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự) quy định: Trong giao dịch dân sự, người nào cho vay với lãi suất gấp năm lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (hiện là 20%/năm), thu lợi bất chính từ 30 đến dưới 100 triệu đồng… sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
Trường hợp phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Trường hợp việc cho vay lãi nặng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 5 đến 15 triệu đồng.
Nguồn: vpluatsu.org