Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hôn nhân / Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài có khó không?

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài có khó không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài luôn là vấn đề lan giải đối với những người không am hiểu luật. Vậy khi thủ tục này gồm những gì và có lâu không?

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài gồm những gì?

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài gồm những gì?

Xu hướng kết hôn với người nước ngoài trong xã hội hiện nay ngày càng trở lên phổ biến. Vì thế trước khi có ý định lên duyên với người ngoại quốc bạn cần nắm rõ về thủ tục cũng như những thông tin cần có để ngày vui diễn ra được suôn sẻ.

Tham khảo thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những bước quan trọng sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại UBND cấp quận, huyện. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe: Do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận người đăng ký kết hôn không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
  • Giấy tờ chứng minh về nhân thân: CMND, sổ hộ khẩu, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

Ngoài các giấy tờ nêu trên, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì người này còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn.

Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì bạn phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Bước 2:  Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh riêng với các bên nếu thấy cần thiết.

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 33 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Bước 4: Trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Thủ tục đăng ký kết hôn cần được cơ quan pháp lý công nhận

Thủ tục đăng ký kết hôn cần được cơ quan pháp lý công nhận

Bên cạnh đó bạn cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau thì mới được phép đăng ký kết hôn với người nước ngoài

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Sau khi chuẩn bị xong thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài bạn sẽ phải nộp một khoản lệ phí tại nơi mình tiến hành đăng ký. Mức phí cụ thể tùy thuộc UBND cấp quận, huyện nơi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn nhưng không vượt quá 1.500.000 đồng. Trong trường hợp bạn thiếu giấy tờ đăng ký kết hôn hoặc gặp những bất lợi từ phía gia đình bạn có thể nhờ tới luật sự tư vấn hôn nhân để được tư vấn và đảm bảo thủ tục theo đúng pháp lý của 2 nước.

Nguồn: vpluatsu.org

Check Also

Một vài trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật

Theo đúng quy định của luật hôn nhân thì chung sống như vợ chồng có ...