Google và Facebook rút chân khỏi Việt Nam thì không biết thiệt hại sẽ lớn tới mức nào khi nước ta đang trong thời đại phát triển hội nhập.
- Những điều quan trọng cần biết trước khi thuê Luật sư
- Hoãn phiên tòa xét xử nguyên Phó Chánh án nhận tiền hối lộ
- Trộm hơn 10kg vàng ở Hà Nội bị cáo kêu bị oan và đòi cắn lưỡi tự tử tại toà án
Theo Khoản 4 Điều 34 Dự thảo Luật An ninh mạng có quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Sẽ ra sao nếu chúng ta không có Google và Facebook
Sẽ ra sao nếu chúng ta không có Google và Facebook
Theo các Luật sư của Văn phòng Luật sư nhận định về quy định này thì những công ty cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Facebook hoặc Google phải có cơ quan đại diện và máy chủ ở Việt Nam thì mới được cung cấp dịch vụ ở Việt Nam.
Hiện tại, ở cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chỉ có 1 văn phòng duy nhất của ông lớn Google tại Singapore. Thế thì, Google có thể đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam chỉ để cung cấp dịch vụ cho Việt Nam được không. Tương tự với những ông lớn khác như Facebook, Youtube…
Không thể tưởng tượng viễn cảnh chúng ta không có Google hay Facebook trong thời đại công nghệ 4.0 này như thế nào. Trong khi từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây chúng ta truy cập internet là chúng ta phải dùng Google để tìm kiếm. Một công cụ tìm kiếm thông minh và tối ưu nhất thế giới lại bị chối từ tại một đất nước mà đang hội nhập, đang khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ cho mọi mặt của đời sống.
Theo các Luật sư tư vấn Doanh nghiệp nhận định thì việc bảo đảm an toàn an ninh mạng quốc gia là tối cần thiết, nhưng buộc các đại gia như Google, Facebook đặt máy chủ tại Việt Nam lại trái với cam kết quốc tế. Không thể phủ nhận một điều rằng, quy định trên đưa ra nhằm bảo vệ an toàn thông tin mạng trong thời đại kỹ thuật số. Tuy nhiên, khi đưa ra một quy định chúng ta cần phải nhận định đúng tình hình và có định hướng, nếu không thì sẽ gây ra nhiều hiệu ứng trái chiều.
Chúng ta bắt buộc phải nhận thấy rằng, trong thời đại công nghệ tuy có nhiều nguy cơ bị mất an toàn thông tin mạng nhưng cũng có những biện pháp, những công cụ để hạn chế những nguy cơ đó. Đây là thời đại công nghệ điện toán đám mây, chúng ta quan tâm đến quy trình bảo mật thông tin hơn là nơi đặt đám mây ở đâu.
Không dễ dàng để lấy được thông tin từ Google, Facebook, Youtube
Không dễ dàng để lấy được thông tin từ Google, Facebook, Youtube
Google, Facebook, Youtube…là những ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, đội ngũ kỹ sư của những công ty này là những người hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ, nên họ biết làm thế nào để cho người sử dụng dịch vụ của họ không mất an toàn thông tin và dù có muốn lấy thông tin thì cũng không dễ dàng gì tấn công được những ông lớn này khi bảo mật là vấn đề những công ty này quan tâm hàng đầu.
Theo nhận định của Tin tức pháp luật thì việc Google và Facebook bị loại khỏi Việt Nam là rất khó xảy ra và vấn đề đặt máy chủ ở đâu không quan trọng, quan trọng khi dùng dịch vụ chúng ta có được bảo mật hay không. Và với những ông lớn này thì không cần quan tâm nhiều đến việc đó.
Theo quan điểm cá nhân, nếu quy định này được thông qua thì sẽ là một bước lùi trong sự phát triển của Việt Nam. Bởi Việt Nam chúng ta không thể nào làm được những thứ như những ông lớn này làm cho cả nhân loại.
Nguồn: vpluatsu.org
Cao đẳng Điều dưỡng đa khoa tổng hợp