Ngày 28/1, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tiến hành tổ chức họp báo công tác tư pháp quý 4 năm 2018. Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp và lãnh đạo một số cục, vụ thuộc Bộ đã trả lời một số câu hỏi, vấn đề báo chí quan tâm.
- Công an quận điều tra nhóm người hành hung cô gái ở Linh Đàm
- Bắt giữ một loạt lãnh đạo liên quan đến Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM
- Thay đổi quan trọng về tiền lương 2019 người lao động cần nắm rõ
Quảng cáo cho vay lãi suất thấp được dán chằng chịt trên tường bêtông, các khu dân cư, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp và lãnh đạo một số cục, vụ thuộc Bộ đã trả lời một số câu hỏi, vấn đề báo chí quan tâm.
Liên quan đến hoạt động “tín dụng đen,” Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển cho biết, Bộ đã tiến hành nghiên cứu, rà soát quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Bước đầu, Bộ Tư pháp nhận thấy, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã có nhiều quy định làm cơ sở cho việc hạn chế hoạt động “tín dụng đen,” cho vay nặng lãi.
Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp cũng nhận thấy, quy định về tính mức lãi suất làm căn cứ cho việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản tại Điểm d, Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ không còn phù hợp với quy định về lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Mức lãi suất làm căn cứ cho việc xử phạt vi phạm theo quy định của Nghị định này là vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay, trong khi mức lãi suất quy định tại Bộ luật Dân sự là 20%/năm/khoản tiền vay.
Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm mục đích hạn chế ‘tín dụng đen’
Bên cạnh đó, theo ông Đỗ Đức Hiển, quy định về lãi suất vi phạm theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015; chưa điều chỉnh được hết các hành vi vi phạm trong giao dịch cho vay. Hiện nay, nhiều trường hợp cho vay không cần cầm cố tài sản, chỉ cần chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân khác hay hình thức bốc họ…
Từ thực tế này, ông Đỗ Đức Hiển cho biết, thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2013/NĐ-CP để khắc phục những bất cập trên. Hiện nay, Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về họ, hụi, biêu, phường để bảo đảm cơ sở pháp lý cho các giao dịch này phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
Nguồn: vpluatsu.org