Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Nhà - Đất / Kiến thức luật Nhà - Đất / Những khó khăn thường gặp phải khi giải quyết tranh chấp đất đai

Những khó khăn thường gặp phải khi giải quyết tranh chấp đất đai

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nguyên nhân của việc khó khăn khi xảy ra tranh chấp đất đai là do sự thiếu sót của văn bản pháp luật đất đai tuy đồ sộ nhưng lại nhỏ lẻ, thiếu tính đồng nhất, bất cập.

Những khó khăn thường gặp phải khi giải quyết tranh chấp đất đai

Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất khác là tài sản rất lớn mang những giá trị về mạnh kinh tế lớn. Điều này khiến cho việc tranh chấp liên quan đến đất đai xảy ra phổ biến và có nhiều phức tạp hơn rất nhiều dẫn đến nhiều tình trạng tranh chấp gay gắt và gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Nhưng những nguyên nhân này chủ yếu là đến từ phía các quy định, văn bản pháp luật đất đai còn nhiều bất cập hạn chế khiến cho việc tránh chấp càng thêm phức tạp. Bài viết sau đây văn phòng luật sư sẽ đưa ra một số những điểm khó khăn thường gặp phải khi giải quyết tranh chấp đất đai cho người dân hiện nay.

Thứ nhất: Kiến thức luật nhà đất còn nhiều hạn chế

Thông thường tranh chấp đất đai sẽ có thời gian âm ỷ rất lâu, các bên tranh chấp thường có xu hướng giải quyết bằng cảm xúc mà không có trên cơ sở pháp lý và khi tình cảm không thể giải quyết dứt điểm, xung đột nặng nề tới mức không thể kiểm soát được nữa. Các bên trong tranh chấp sẽ nhờ tới cơ quan nhà nước để giải quyết (UBND cấp xã/phương; tòa án…). Tuy nhiên các bên có thể giải quyết ổn thỏa tranh chấp của mình trong thời gian ngắn nếu các bên hiểu biết sâu sắc về pháp luật đất đai và nhận thức đúng về bản chất tranh chấp.

Thứ hai: Trở ngại từ cơ quan chức năng

Một số lượng lớn các tranh chấp nhà đất, đất đai bị cơ quan chức năng dìm (không giải quyết hoặc cố tình không giải quyết, cố tình kéo dài thời gian giải quyết…). có nhiều lý do để cơ quan nhà nước dìm hồ sơ như: Thái đội không chuẩn mực của một số cán bộ khi không có thiện cảm với Người có lợi ích trong tranh chấp đất đai; Một số cán bộ cố tình gây khó dễ như tính cách ngấm vào máu thịt; hồ sơ về đất đai quá lớn; Một số cán bộ không giải quyết nhưng cũng chẳng nêu lý do là gì… Một số tòa án có án đọng với số lượng lớn dẫn tới việc chậm trễ thụ lý hồ sơ, tìm cách trả lại hồ sơ khi người dân khởi kiện….

Trở ngại từ cơ quan chức năng hay do người dân thiếu hiểu biết

Thứ ba: Người dân chưa hiểu hết quyền và nghĩ vụ của mình khi giải quyết tranh chấp đất đai

Do không nắm được các kiến thức luật nhà đất nên người dân không biết và không thể hiểu thấu đáo về quyền và nghĩa vụ của bản thân khi giải quyết các tranh chấp đất đai tại cơ quan chức năng. Người dân vẫn còn nhiều mơ hồ về quyền và nghĩa vụ của bản thân nên dẫn tới việc xác nhận bằng chứng, xác nhận lời khai còn nhiều ngây ngô dẫn tới hậu quả là có nhiều điểm bất hợp lý. Đến khi toàn án quyết định có kết quả bất lợi thì kháng cáo Toàn án xử sai gặp rất nhiều khó khăn vì án tại hồ sơ nên không thể làm thay đổi được cục diện pháp lý có lợi cho mình được.

Nguồn: Luật sư tư vấn nhà đất

Check Also

Tham khảo thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất năm 2019

Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là một trong những thông ...