Nhằm đảm bảo công bằng cũng như hạn chế tối đa sai sót, hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2019 đã có những điểm thay đổi đáng lưu ý.
- Không đăng ký kết hôn có phải ra toàn án làm thủ tục ly hôn?
- Bốn điều quan trọng phụ nữ chúng ta cần ở người chồng
- Bạn nên tránh quan hệ tình cảm với những đàn ông có biểu hiện này
Theo điều luật mới phụ nữ ở nhà làm nội trợ cũng được coi là người có thu nhập
Công việc nội trợ được coi là có thu nhập
Nếu trước đây nội trợ, con cái được xem là công việc của phái nữ thì hiện nay trong văn bản luật hôn nhân và gia đình đã quy định lại khi coi nội trợ cũng là một công việc có thu nhập chính đáng.
Vì thế những người ở nhà làm nội trợ hay chăm con đều được tôn trọng và coi bình đẳng như những người có công việc khác ở ngoài xã hội.
Không cấm kết hôn cùng giới tính
Cùng với sự tiến bộ trong nhận thức của toàn xã hội về vấn đề kết hôn đồng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình đã bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính sinh học. Đây là một bước đệm lớn trong sự thay đổi tư duy của những người làm công tác lập pháp về người đồng giới.
Tuy nhiên, Nhà nước không thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính. Như vậy, mặc dù không cấm nhưng việc kết hôn và chung sống giữa những người đồng giới vẫn chưa được pháp luật bảo hộ và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh những vướng mắc khó giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Theo điều luật mới độ tuổi đăng ký kết hôn cũng sẽ được thay đổi
Độ tuổi kết hôn
Nếu trước đây luật hôn nhân quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên, nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2. Việc nâng tuổi này là để thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Còn theo Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn
Nếu ở điều luật trước chỉ vợ hoặc chồng mới có quyền đâm đơn ly hôn ra tòa thì hiện nay theo luật sư tư vấn hôn nhân,cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn. Đó là khi vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hay làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ mình gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Con sinh ra sau ly hôn vẫn có thể là con chung
Theo quy định con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Đây là một quy định thể hiện tính nhân văn sâu sắc và tiến bộ trong tư tưởng của pháp luật về hôn nhân gia đình. Quy định này được đặt ra trước hết bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi, rộng hơn là bảo vệ mọi bà mẹ và trẻ em trước những thay đổi không ngừng của xã hội.
Nguồn: vpluatsu.org