Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hành Chính / Bị xử lý ra sao nếu đánh người khác gãy tay?

Bị xử lý ra sao nếu đánh người khác gãy tay?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Xảy ra mâu thuẫn giữa 2 người và có xô xát là điều khó tránh khỏi gây ra thương tích nặng hay nhẹ như gãy tay thì sẽ bị xử lý ra sao theo đúng quy định pháp luật.

“Vào ngày 01/10/ 2017 vừa qua, chú tôi bị một người bạn do mâu thuẫn nên đã đánh chú tôi bị gãy tay. Công an huyện đã yêu cầu chú tôi hoàn thành hồ sơ giám định pháp y của bệnh viện. Vậy xin cho hỏi, bây giờ chú tôi có quyền khởi kiện người kia để yêu cầu họ bồi thường hay không? Ông này sẽ bị đi tù bao lâu? Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư. Xin cảm ơn!”

Bị xử lý ra sao nếu đánh người khác gãy tay?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của chuyên trang Văn phòng luật sư. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung 2009

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

  1. Luật sư tư vấn hình sự:

Áp theo quy định của pháp luật hiện hành hiện nay thì hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe người khác, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013 /NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp thì có vẻ vân chưa đầy đủ nên chúng tôi xin đưa ra những nhận định theo thông tin bạn cung cấp như sau:

Thứ nhất, mức độ thiệt hại chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, tức không thuộc các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người nào mà cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Thứ hai, người hàng xóm cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe cho chú bạn mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

– Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

– Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

– Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

– Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

– Có tổ chức;

– Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

– Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

– Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

– Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

Nếu người đánh chú bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì người này sẽ phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Thứ ba, hành vi đánh chú bạn của người này nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của chú bạn mà tỷ lệ thương tật cơ thể từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trong trường hợp thứ hai, thì người này sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Thứ tư, hành vi đánh chú bạn của người này mà gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của chú mà tỷ lệ thương tật từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trong trường hợp thứ hai, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

phạt hình sự hoặc phạt hành chính nếu cố tình gây thương tích

Như vậy, cần phải xem xét tỷ lệ thương tật của chú bạn là bao nhiêu thì mới có thể xác định được người kia có phải bị phạt hình phạt tù hay không? Nếu tỷ lệ thương tật hoặc không đáp ứng được các điều kiện để cấu thành tội cố ý gây thương tích thì người này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trong trường hợp, hành vi của người này đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì chú bạn có quyền làm đơn tố cáo tội phạm đến cơ quan công an. Ngược lại, hành vi chưa đủ để cấu thành tội phạm thì chỉ bị xử lý vi phạm hành chính thì chú bạn có thể làm đơn yêu cầu cán bộ địa phương (chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc chủ thể khác có thẩm quyền) để xử phạt hành chính người này.

Bên cạnh đó, người đánh chú bạn sẽ phải bồi thường cho chú bạn một khoản tiền hợp lý, cụ thể:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Nguồn: Kiến thức Luật hình sự

Check Also

Kiểm toán lòi vi phạm, “bó tay” xử phạt

Hiệu quả thực thi của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đang bị giảm đi khi ...