Luật sư hình sự – Văn phòng Luật sư ASCL phân tích quy định của pháp luật liên quan đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Luật sư phân tích tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Luật sư tư vấn điều kiện trở thành “Thầy cãi”
- Luật sư tư vấn phạm tội lúc say rượu có phải chịu TNHS?
- Nam Nữ vào Nhà Nghỉ phải chứng minh không mua bán dâm?
- Luật sư phân tích Điều 202-BLHS áp dụng với taxi “điên”
- Chống oan nhờ Quyền im lặng?
- Luật sư ngồi ngang hàng với Kiểm sát?
Thứ nhất, tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Luật hình sự trên thế giới có quy định khác nhau về tuổi chịu TNHS tuỳ thuộc vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi nước, vào sự phát triển về sinh học của con người ở mỗi quốc gia khác nhau: ở Anh từ 8 tuổi, ở Mỹ từ 7 tuổi, ở Thủy Điển từ 15 tuổi, ở Nga từ 14 tuổi, ở Pháp từ 13 tuổi, ở các nước đạo hồi như Ai Cập, Li Băng, I Rắc từ 7 tuổi…
Ở Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, có tham khảo Luật hình sự của các nước khác trên thế giới và trong khu vực, Bộ Luật hình sự đã quy định:
Bị cáo là trẻ vị thành niên
Điều 12, Bộ Luật hình sự
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Vậy tại sao người chưa đủ 14 tuổi lại không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra?
Khoa học Luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Người chưa đủ 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả nặng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. Một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự).
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Do đó, họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. Theo Luật hình sự nước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở nên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nghiêm trọng do cố ý (khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự).
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. (khoản 3 điều 8 Bộ Luật hình sự) .
Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi lại phạm tội do vô ý thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay nói cách khác họ được loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
Vậy cách tính độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự thì khi điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định rõ tuổi của họ. Cách tính đủ tuổi là tính theo tuổi tròn.
Ví dụ: Sinh ngày 1-1-2000 thì ngày 1-1-2014 mới đủ 14 tuổi và ngày 1-1-2016 mới đủ 16 tuổi.
Trong trường hợp không có điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh.
Ví dụ: Chỉ biết tháng sinh của người phạm tội là tháng 4-2000 mà không biết ngày nào thì lấy ngày 30-4-2000 là ngày sinh của họ.
Trường hợp cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng năm sinh là ngày sinh của người phạm tội.
Ví dụ: Chỉ biết năm sinh của người phạm tội là năm 2000 thì ngày sinh của người phạm tội là ngày 30-12-2000.
Các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử phải tiến hành hết các biện pháp xác minh mà không thể chứng minh được ngày tháng năm sinh thì mới lấy ngày cuối cùng trong tháng hoặc tháng cuối cùng trong năm làm ngày sinh của người phạm tội. Trong hồ sơ vụ án nhất thiết phải có bản sao giấy khai sinh (nếu là trường hợp có giấy khai sinh) hoặc các biên bản xác minh có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền (nếu là trường hợp không có giấy khai sinh).
Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:
B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233