Bộ Công an cho hay tùy tính chất mức độ hành vi, lái xe bỏ trốn sau khi gây tai nạn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
- Hoàn thiện pháp lý phòng, chống dịch COVID-19
- Xem xét khởi tố vụ án hình sự liên quan bệnh nhân 1440
- Làm thủ tục cấp “sổ đỏ” tại nhà cho người dân từ 8/2/2021
Lái xe bỏ trốn sau khi gây tai nạn sẽ bị xử lý thế nào?
Lái xe bỏ trốn sau khi gây tai nạn sẽ bị xử lý thế nào?
Một sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật, một công dân vừa gửi câu hỏi tới Bộ Công an, nêu tình trạng một số tài xế sau khi gây tai nạn giao thông, lợi dụng lúc đường vắng vẻ đã lái xe bỏ trốn để mặc người bị nạn tại hiện trường.
“Hành vi bỏ trốn của lái xe sau khi gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp bỏ trốn và gây thương tích ở mức bao nhiêu phần trăm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Nếu trường hợp nạn nhân có đơn xin bãi nại thì lái xe gây tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào?” – công dân đặt vấn đề.
Trả lời, Bộ Công an cho biết Khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
Nghị định 100/2019 quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi “gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn” bị xử phạt như sau:
– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng.
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng.
– Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Điều 260 BLHS năm 2015 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Điều 260 BLHS năm 2015 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Về các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự, Bộ Công an dẫn chiếu Điều 260 BLHS năm 2015 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
- Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;…
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Cũng theo Bộ Công an, kể cả trong trường hợp nạn nhân có đơn xin bãi nại nhưng lái xe gây tai nạn có dấu hiệu phạm tội thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nguồn: vpluatsu.org – Tổng hợp