Một số ý kiến thắc mắc tại sao ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa cùng các bị cáo bị tạm giam lại không bị còng tay tại tòa.
- Tìm hiểu về quy định luật đền bù đất đai mới nhất năm 2018
- Chuyện cô giáo dạy môn phụ được học trò yêu thích
- Chuyên gia luật: Hình thức “tù tại gia” làm giảm tính răn đe của pháp luật
Bị cáo Phan Văn Vĩnh
Ngày 14-11, phiên sơ thẩm xét xử cựu trung tướng công an Phan Văn Vĩnh cùng các đồng phạm trong vụ án đánh bạc trực tuyến ngàn tỉ tiếp tục với ngày làm việc thứ ba.
Đáng chú ý, bên cạnh tính chất nghiêm trọng của vụ án, một thắc mắc được nhiều người đặt ra trong quá trình theo dõi phiên tòa, đó là tại sao các bị cáo bị tạm giam, trong đó có ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa, lại không bị còng tay .
Theo cáo trạng truy tố, vụ án có tổng cộng 92 bị can, trong đó 85 người được tại ngoại, bảy người bị bắt giam.
“Tôi thường xuyên theo dõi một số phiên tòa thì thường thấy các bị cáo khi tới tòa sẽ bị còng tay, nhưng vụ án này thì thấy các bị cáo không bị áp dụng hình thức này” – một người dân đặt vấn đề.
Trao đổi với báo chí tại phiên tòa về việc trên, thẩm phán Vũ Văn Tuấn, Phó Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ, cho rằng việc không còng tay các bị cáo trong thời gian xét xử là vì họ chưa được chứng minh là có tội.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa
Bên cạnh đó, với lực lượng bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, tình huống bị cáo bỏ trốn hoặc gây mất trật tự ảnh hưởng tới an ninh phiên tòa sẽ không thể xảy ra.
Việc còng tay thường áp dụng khi lực lượng công an trên đường dẫn giải các bị cáo tới tòa, nhằm phòng tránh nguy cơ như đã nói ở trên có thể xảy ra.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng không có quy định bắt buộc còng tay bị cáo tại tòa, điều này phù hợp xu hướng tố tụng và tư pháp hình sự nhân văn của các nước tiên tiến, thậm chí tại một số nước, bị cáo không bị còng tay trên đường dẫn giải…
Cùng đó, các bị cáo trong vụ đánh bạc này được tự do lựa chọn quần áo, trang phục và đều “bình đẳng trước pháp luật”.
Nguồn: vpluatsu.org