Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hôn nhân / Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung khi đang thế chấp

Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung khi đang thế chấp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung khi đang thế chấp. Chế định tài sản chung của hai vợ chồng.

Nội dung chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Nội dung chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận theo khoản 1 Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình 2014

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan.

Thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu theo Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình 2014 khi:

– Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

– Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật hôn nhân và gia đình 2014;

– Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

Mặt khác, khi tài sản được đem ra thế chấp thì bên thế chấp có nghĩa vụ theo Điều 348 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

– Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;

– Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

– Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;

– Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của Bộ luật dân sự 2005.

Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung khi đang thế chấp

Thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung khi đang thế chấp

Ngoài ra, theo Kiến thức Luật hôn nhân tại khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng:

Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.

Ví dụ: Anh A và chị B trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Do đến hạn anh A không trả được nợ nên Ngân hàng C yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh A không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản riêng của anh. Ngân hàng C đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng anh A và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh A. Trường hợp này Tòa án phải xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của ngân hàng C đối với tài sản đã được anh A thế chấp.

Do đó, nếu tài sản đã được thế chấp thì bên thế chấp không có quyền nhập tài sản thế chấp vào khối tài sản chung của hai vợ chồng nếu không được bên nhận thế chấp đồng ý. Bởi lẽ việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp khi giải quyết những giao dịch liên quan đến tài sản riêng đã được thế chấp.

Nguồn: văn phòng luật sư

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội

Check Also

Một vài trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật

Theo đúng quy định của luật hôn nhân thì chung sống như vợ chồng có ...