Luật hình sự là việc áp dụng các biện pháp tư pháp để xử phạt các hành vi vi phạm, liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về tài sản, hiện vật, hay nhân phẩm danh dự của con người.
- Ngoại tình sẽ bị truy tố hình sự
- Sử lý hình sự khi hối lộ lợi ích phi vật chất
- Trục lợi bảo hiểm không thành nạn nhân có nguy cơ ngồi tù
Luật hình sự liên quan đến tội phạm
Một số biện pháp tư pháp thường dùng trong luật hình sự bao gồm:
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Điều 41 Văn bản luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Dưới đây là một số biện pháp tư pháp không phải là hình phạt:
- Thứ nhất, việc tịch thu công quỹ Nhà nước được áp dụng đối với: Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội. Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do đổi chác, mua bán những thứ ấy mà có. Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
- Thứ hai, đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tich thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp
- Thứ ba, vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước
Biện pháp này chỉ tịch thu những hiện vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm và chỉ da tòa án quyết định, các cơ quan khác không có quyền áp dụng.
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
Đây là biện pháp tư pháp do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội khi họ đã gây ra thiệt hại vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại. Cụ thể là buộc người phạm tội trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chức hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra
Trong trường hợp người phạm tội gây nên thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người bị hại thì cũng phải bồi thường thiệt hại đó. Việc bồi thường tùy thuộc vào mức thiệt hại như phí tổn, thu nhập bị giảm sút hoặc bồi thường về nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Luật hình sự liên quan đến trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
Buộc công khai xin lỗi. Điều 42 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Buộc công khai xin lỗi là do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội thiệt hại về tinh thần cho người bị hại, đồng thời giáo dục cải tạo người phạm tội.
Nếu có thiệt hại về tinh thần, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 cho phép tòa án áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại và buộc công khai xin lỗi người bị hại.
Những trường hợp có thiệt hại về tinh thần sẽ được bồi thường thiệt hại và được người phạm tội công khai xin lỗi. Biện pháp này chỉ do tòa án áp dụng, các cơ quan tư pháp khác không có quyền áp dụng biện pháp này.
Bắt buộc chữa bệnh. Điều 43 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Đây là biện pháp tư pháp được Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định do Tòa án hoặc Viện kiểm sát áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Như vậy việc bắt buộc chữa bệnh có mục đích là phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho trật tự, an toàn xã hội của người mắc bệnh tâm thần, hoặc các bệnh gây rối loạn khác liên quan đến tâm thần.
Ngoài các biện pháp tư pháp cụ thể được áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội kể trên, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 còn quy định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì áp dụng một trong các biện pháp sau: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đưa vào trường giáo dưỡng
Trên đây là tư vấn của các luật sư về những điều cần biết về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự.Hi vọng mọi người có thể vận dụng các kiến thức luật hình sự kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nguồn: vpluatsu.org