Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hình Sự / Luật sư tư vấn gài bẫy nhận hối lộ có phạm tội?

Luật sư tư vấn gài bẫy nhận hối lộ có phạm tội?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (7 votes, average: 4,43 out of 5)
Loading...

Trong Bộ luật Hình sự có đề cập đến điều khoản quy định nhằm khuyến khích việc tố cáo hành vị nhận hối lộ. Tuy nhiên, các luật sư tư vấn cho rằng nếu không tìm hiểu kỹ về điều luật này, nhiều người sẽ dính vào rắc rối mặc dù chủ động tố cáo nhận hối lộ.

luat-su-tu-van-gai-bay-nhan-hoi-lo

Luật sư tư vấn gài bẫy nhận hối lộ có phạm tội?

Luật sư tư vấn ranh giới mong manh của việc tố cáo tham nhũng:

Xung quanh vấn đề “gài bẫy hối lộ”, hiện có ý kiến cho rằng khi nhà nước ta khuyến khích chống tham nhũng thì không nên bắt tội trường hợp như của ông Trần Minh Lợi tại Đắk Nông.

Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự. Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ quyền hạn.

Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (ví dụ, để được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm…) hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện. Hình thức đưa hối lộ rất đa dạng: có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, dưới hình thức quà biếu, cho tặng…

Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ (không phụ thuộc vào người có chức vụ quyền hạn có đồng ý hay không).

Như vậy, tội đưa hối lộ là hành vi đưa vật chất cho người có chức vụ quyền hạn – nhằm mục đích để người đó đem lại lợi ích cho mình hoặc làm theo yêu cầu của mình.

Theo quan điểm nói trên, nếu đưa vật chất mà không có mục đích để người nhận đem lại lợi ích cho mình hay làm theo yêu cầu nào đó của mình, thì rõ ràng không phạm tội hối lộ.

Trong trường hợp của ông Lợi, đã đưa vật chất nhưng không phải với mục đích là nhờ cán bộ có chức vụ quyền hạn đem lại lợi ích hay làm theo yêu cầu của mình. Mục đích mà ông Lợi khi đưa tiền đã nói nhờ vả với các cán bộ đó chỉ là mục đích giả, còn mục đích thật của ông là tố cáo họ nhận hối lộ.

Cho nên để kết luận về việc làm của ông Lợi thì phải căn cứ vào hành vi thật (tố cáo) của ông, chứ không thể căn cứ vào hành vi giả (vờ hối lộ) của ông mà định tội được. Như vậy ông Lợi đã hối lộ nhưng là để nhằm tố cáo chống lại chính cái việc nhận hối lộ đó, chứ không phải hối lộ để nhằm kiếm lợi ích từ người nhận hối lộ – theo mô tả về tội đưa hối lộ của Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, theo quan điểm của các Luật sư tư vấn thì cho rằng, để xem xét hành vi của ông Lợi có phạm tội hay không, cần căn cứ vào thời điểm ông khai báo, tố cáo hành vi nhận hối lộ.

luat-su-tu-van-gai-bay-hoi-lo

Luật sư tư vấn gài bẫy nhận hối lộ có phạm tội theo BLHS không?

Luật sư tư vấn trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc coi là không có tội.

Để khuyến khích việc tố giác hành vi nhận hối lộ, tại khoản 6-Điều 289 BLHS quy định 2 trường hợp được coi là không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự:

+ Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.

+ Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần  hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.

Như vậy, trong vụ việc trên, nếu ông Lợi chủ động đưa hối lộ để “gài bẫy” (không bị ép buộc) nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp việc đưa hối lộ bị phát giác trước khi ông Lợi khai báo thì ông phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.

Quy định thì như vậy, song trên thực tế ranh giới giữa phạm tội và không phạm tội là khá mong manh, bởi người đưa hối lộ khó biết được thời điểm nào để khai báo, tố cáo trước khi vụ việc bị phát giác. Hơn nữa, cũng cần nhấn mạnh rằng có thể được miễn trách nhiệm hình sự chứ không chắc chắn, vì cơ quan chức năng còn phải xem xét nhiều tình tiết liên quan để quyết định có xử lý hình sự không.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, trong quá trình thảo luận về Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã có nhiều ý kiến đề nghị bỏ tội “Đưa hối lộ” vì nếu người đưa hối lộ bị xử lý hình sự thì không ai dám tố cáo nữa; quan trọng hơn là trị người nhận hối lộ, nhũng nhiều và làm sai lệch công vụ hoặc không làm việc gì đó theo yêu cầu người đưa hối lộ. Nhưng pháp luật hình sự hiện nay vẫn có tội môi giới hối lộ, đưa hối lộ và nhận hối lộ.

luat-su-tu-van-gai-bay-nhan-hoi-lo-co-pham-toi-khong

Gài bẫy nhận hối lộ có phạm tội?

Ông Đương cho rằng, có người không phải vì động cơ, nhưng như một dạng đặt bẫy để cán bộ bộc lộ đúng bản chất. Phải khẳng định hành vi đó là hành vi tội phạm. Việc khởi tố điều tra là có căn cứ, là đúng. Theo ông Đương, sau này khi xử lý vụ việc, cơ quan tố tụng có thể cân nhắc để giảm nhẹ hình phạt vì ông Trần Minh Lợi đã tích cực, chủ động tố cáo tới cơ quan pháp luật. Nhờ tố cáo đó để có chứng cứ, củng cố kết tội những cán bộ vi phạm pháp luật.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM đánh giá, pháp luật hình sự hiện hành yêu cầu người tố cáo tham nhũng phải thông báo và phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý vụ việc. Việc tổ chức, dàn dựng đưa tiền hối lộ rồi ghi âm, quay clip làm bằng chứng để tố cáo tham nhũng là điều không nên làm và dễ bị quy kết vào tội “môi giới hối lộ” hoặc “đưa hối lộ”.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan điều tra – VKSND cần phải có sự điều chỉnh, giải quyết nhanh nhạy, minh bạch hơn để người dân tin tưởng và sẵn sàng hợp tác, phối hợp giải quyết kịp thời những sự việc nhũng nhiều, vòi vĩnh tiền bạc của cán bộ công chức, viên chức nhà nước đối với người dân.

Luật sư tư vấn hình sựVăn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý:

B1905, số 7 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Website: vpluatsu.org
Email: luatsuanhsang@gmail.com. Điện thoại: 0914.089.098 / 098.997.2233

Check Also

Đề nghị xử lý hình sự hơn 300 doanh nghiệp nợ BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, cho biết đã chuyển 302 hồ sơ của ...