Chế độ phúc lợi xã hội hiện nay được tăng cường mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế nên chế độ thai sản đối với người Lao động nữ cũng thay đổi.
- Chế độ phụ cấp thu hút cho vùng có điều kiện khó khăn như thế nào?
- Luật sư tư vấn cách xin nghỉ việc đúng luật mà vẫn được nhận trợ cấp?
- Luật sư phân tích quy định hợp đồng thử việc
Chế độ thai sản từ năm 2016 theo Luật bảo hiểm xã hội
Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo Kiến thức Luật Lao động thì trong Điều 28 của Luật bảo hiểm xã hội 2006 có quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:
Người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví Dụ: Nếu hiện tại bạn đang mang thai, bạn tham gia bảo hiểm từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2015 vậy bạn đã có 8 tháng tham gia bảo hiểm xã hội nên bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản
Cách tính chế độ thai sản đối với người Lao động nữ
Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
Cách tính chế độ thai sản đối với người Lao động nữ
Theo Luật sư tư vấn lao động chia sẻ thì căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định số 66/2013/NĐ-CP mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác từ ngày 1/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con của bạn = 1.150.00 x 2 tháng = 2.300.000 đồng
Mức hưởng chế độ thai sản của bạn = hệ số bậc lương x 1.150.000 x 6 tháng
Nguồn: vpluatsu.org
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp