Trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm tiêu thụ năng lượng nhập khẩu ra thị trường đều sẽ phải tiến hành các thủ tục thử nghiệm và yêu cầu dán nhãn năng lượng. Vậy dán nhãn năng lượng là gì?
- Quy định về ngôn ngữ soạn thảo trong hợp đồng
- Giải đáp thắc mắc về chữ ký số khi đăng ký doanh nghiệp qua mạng
Để giải đáp các thắc mắc trên và giúp bạn có thể hiểu được phần nào về dán nhãn năng lượng, Văn phòng luật sư ASCL xin cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về vấn đề này.
Dán nhãn năng lượng
Mẫu nhãn năng lượng
Luật sư tư vấn thương mại cho biết, nhãn năng lượng là một loại tem dán trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cung cấp các thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó.
Từ đó suy ra, dán nhãn năng lượng là việc doanh nghiệp sau khi nhận được giấy chứng nhận dán nhẵn năng lượng sẽ tự khắc, in, dán, gắn nhãn năng lượng lên bao bì hoặc sản phẩm đã đăng ký.
Mục đích chính của việc doanh nghiệp bắt buộc phải dán nhãn năng lượng đối với các sản phẩm tiêu thụ nang lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ chính là để thược hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng quốc gia mà Nhà nước đang hướng đên.
Thủ tục dán nhãn năng lượng
Tem năng lượng xanh công bố mức độ tiêu thụ nhiên liệu của ô tô
Vì là thủ tục hành chính bắt buộc doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải thực hiện, nên tại Thông tư 07/2012/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng có nêu rõ trình tự thủ tục dán nhãn năng lượng như sau:
Bước 1: Đánh giá sản phẩm.
Doanh nghiệp sẽ phải gửi mẫu thử nghiệm của sản phẩm, thiết bị tới tổ chức thử nghiệm (do Bộ Công Thương chỉ định) để thử nghiệm và để được cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
Bước 2: Đăng ký cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
- Chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ theo quy định gửi đến Tổng cục Năng lượng.
- Chờ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền thẩm xét hồ sơ và đánh giá thực tế, chứng nhận sản phẩm, thiết bị của doanh nghiệp sản xuất là thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Cấp/ Từ chối cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng (Giấy chứng nhận theo lô hàng sản phẩm đã đăng ký đối với doanh nghiệp nhập khẩu; Giấy chứng nhận theo hàng hóa, sản phẩm trong thời hạn 3 năm đối với nhà sản xuất)
Việc cấp hay từ chối cấp ở đây phụ thuộc chủ yếu hồ sơ của bạn có đầy đủ giấy tờ hay không, có hợp lệ hay không vì thế để có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ chuẩn nhất bạn có thể tham khảo hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Bước 3: Dán nhãn năng lượng
Doanh nghiệp được tự in và dán nhãn năng lượng (theo mẫu tại Phụ lục 6 của Thông tư 07/2012/TT-BCT) lên phương tiện, thiết bị đã đăng ký theo mức năng lượng sau khi được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Trên đây là những điều cơ bản về dán nhãn năng lượng mà bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong linh vực này cần phải biết. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Luật sư tư vấn doanh nghiệp – thương mại qua tổng đài để được nhận dịch vụ tư vấn miễn phí.
Nguồn: Vpluatsu.org