Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục

Mã số mã vạch hàng hóa là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Muốn biết một hàng hóa có phải là chính hãng, an toàn hay không, người mua hàng chỉ cần căn cứ vào mã vạch mã số in trên bao bì của sản phẩm. Tại sao lại như vậy?

Mã số mã vạch hàng hóa là gì?

Mã số mã vạch hàng hóa là gì?

Dưới góc độ đời sống, mã số mã vạch được hiểu là một loại ký hiệu đặc biệt xác nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn, được phép đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ. Nhưng dưới góc độ pháp lý, mã số mã vạch này lại định nghĩa khá đơn giản.

Thế nào là mã số, mã vạch?

Mã vạch là sự thể hiện thông tin dưới dạng một dãy các vạch song song và khoảng trống xen kẽ để máy quét có thể đọc được.

Mã số là một dãy các mã số dùng để ấn định cho một loại hàng hóa, sản phẩm.

Có 2 loại mã số mã vạch gồm:

  • Loại được cấp và quản lý (Mã doanh nghiệp; Mã GLN; Mã EAN 8);
  • Loại do tổ chức hoặc doanh nghiệp tự lập, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp (Mã số dành cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác có nhu cầu sử dụng).

Mỗi loại mã vạch được kí hiệu, sử dụng riêng ứng với hệ thống, nguồn gốc, loại sản phẩm của hàng hóa, sản phẩm. Ví dụ: mã EAN 8 chỉ gồm có 8 số kí hiệu mã sản phẩm, ký số hệ thống, ký số kiểm tra và chủ yếu sử dụng cho những món hàng nhỏ…

Trình tự, thủ tục cấp mã sô mã vạch hàng hóa

Trình tự, thủ tục cấp mã sô mã vạch hàng hóa

Trình tự, thủ tục cấp mã sô mã vạch hàng hóa

Vì mã số hàng hoá được coi như giấy căn cước của sản phẩm. Do đó, thủ tục cấp “giấy căn cước” này khá chặt chẽ. Cụ thể:

Bước 1: Đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại tổ chức tiếp nhận hồ sơ mã số mã vạch.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký

Tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp có nhu cầu lập hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch sau đó tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ đến Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng.

Bước 3: Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng thẩm xét hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch và đề xuất mã số doanh nghiệp lên Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 4: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sau đó mới xem xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cho Doanh nghiệp. Và cuối cùng vào sổ đăng ký, gửi thông báo cho Doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

– Số lượng: 2 bộ

– Gồm:

+ Bản đăng ký sử dụng mã sô mã vạch theo mẫu;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/bản sao Quyết định thành lập;

+ Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu;

+ Phiếu đăng ký thông tin trong cơ sở dữ liệu của GS1.

Lệ phí cấp mã vạch mã số

– Đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã doanh nghiệp:

+ Nếu sử dụng mã doanh nghiệp 7, 8 chữ số phải đóng phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng là 1.000.000 đồng và phí duy trì 1.000.000 đồng.

+ Nếu sử dụng mã doanh nghiệp 9, 10 chữ số phải đóng phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng là 1.000.000 đồng và phí duy trì 500.000 đồng.

– Đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã GLN phải đóng phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng là 300.000 đồng và phí duy trì 200.000 đồng.

– Đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã EAN-8 phải đóng phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng là 300.000 đồng và phí duy trì 200.000 đồng.

– Đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã nước ngoài sẽ phải đóng phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng là 500.000 đồng.

Ngoài ra, Luật sư tư vấn – Văn phòng luật sư ASCL cho biết, với trường hợp doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch từ ngày 30/6 trở đi, mức phí duy trì nộp trong năm đăng ký chỉ bằng 50% mức phí duy trì ứng với từng loại mã số mã vạch.

Nguồn: Vpluatsu.org