Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hành Chính / Kiến thức luật Hành chính / Khiếu nại theo Luật khiếu nại 2011

Khiếu nại theo Luật khiếu nại 2011

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý tư vấn quy định pháp luật về Khiếu nại cũng như mục đích của khiêu nại.

Vậy khiếu nại là gì?

luat-su-tu-van-mien-phi

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 định nghĩa:

“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Quyết định hành chính, Hành vi hành chính, Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là gì?

  • Khoản 8, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 quy định:

“Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”

Ví dụ: Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố A về thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất cấp cho gia đình bà N; Quyết định cưỡng chế thi hành án của Chi cục trưởng Thi hành án huyện B đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn X…

luat-su-tu-van-phap-luat-mien-phi

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí

  • Khoản 9, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 quy định:

“Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.”

Ví dụ: Hành vi không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho Công ty Y khi Công ty này đã nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; hành vi cản trở việc thi hành án của một số cán bộ thi hành án huyện T sau khi bản án C đã có hiệu lực pháp luật…

  • Khoản 10, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011 quy định:

“Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”

Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X về việc xử lý kỷ luật cách chức Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện do có hành vi vi phạm quy định về quản lý; Quyết định của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Y về việc cảnh cáo Chi cục phó Chi cục Thuế huyện M thuộc tỉnh do có hành vi bao che cho một số doanh nghiệp trên địa bàn gian lận thuế…

Như vậy, mục đích của việc khiếu nại trước hết là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại khỏi bị xâm hại bởi những việc làm, những quyết định, chính sách trái pháp luật của các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước. Suy rộng ra, mục đích của khiếu nại chính là nhằm bảo đảm cho các quy định pháp luật liên quan tới các quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, công dân được thực hiện nghiêm chỉnh; giúp cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức nhà nước có hiệu quả, các quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật được sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra từ phía những người thực thi công vụ… góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý

Số 7 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Website: vpluatsu.org

Email: luatsuanhsang@gmail.com

Điện thoại: 0989.384.385/ 098.997.2233

Check Also

luat-su-tu-van-khieu-nai-to-cao

Khiếu nại, tố cáo là gì?

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý sẽ giải đáp thắc mắc về khiếu ...