Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hành Chính / Kiến thức luật Hành chính / Khiếu nại, tố cáo là gì?

Khiếu nại, tố cáo là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý sẽ giải đáp thắc mắc về khiếu nại, tố cáo. Các tiêu chí phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo.

Hiến pháp 2013 đã ghi nhận công dân có quyền khiếu nại và tố cáo. Đây là quyền chính trị cơ bản đã được cụ thể hoá trong các quy định tại Luật Khiếu nại và Luật tố cáo.

luat-su-tu-van-phap-luat-mien-phi

Luật sư tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo

Việc phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tránh được nhầm lẫn, sai sót.

1. Chủ thể khiếu nại, tố cáo:

– Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức, cán  bộ, công chức có quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc một quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Chủ thể thực hiện hành vi khiếu nại là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật.

– Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là cá nhân. Cá nhân có quyền tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết, hành vi vi phạm đó có thể tác động trực tiếp hoặc không tác động đến người tố cáo.

2. Đối tượng của khiếu nại, tố cáo:

– Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Những quyết định và hành vi này phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

– Đối tượng của tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, bản thân người tố cáo hay của người khác. Hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo có thể tác động trực tiếp hoặc không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tố cáo, nhưng người tố cáo vẫn có quyền tố cáo.

3. Mục đích khiếu nại, tố cáo:

– Khiếu nại có mục đích nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

– Tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, của cá nhân khác và áp dụng kịp thời các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật.

luat-su-tu-van-khieu-nai-to-cao

Luật sư tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo

4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo:

– Người khiếu nại có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và được quyền rút khiếu nại. Người khiếu nại có quyền khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện ra Toà án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại mà không cần phải có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng pháp luật. (Điều 12 Luật Khiếu nại 2011)

– Người tố cáo không được uỷ quyền cho người khác mà phải tự mình tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào; không được rút tố cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình. Nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì phải bồi thường thiệt hại. Chỉ được tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết chứ không được khởi kiện ra toà án. (Điều 9 Luật Tố cáo 2011)

5. Thẩm quyền giải quyết:

– Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ quan có người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đã ra quyết định hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2010.

– Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng nào thì có thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc chức năng của cơ quan đó. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đã tiếp nhận tố cáo nhưng xét thấy đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho người tố cáo biết.

Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ:

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý

Số 7 Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Website: vpluatsu.org

Email: luatsuanhsang@gmail.com

Điện thoại: 0989.384.385 / 0989972233

Check Also

luat-su-tu-van-mien-phi

Khiếu nại theo Luật khiếu nại 2011

Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý tư vấn quy định pháp luật về ...