Hiện nay, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang xảy ra rất nhiều bởi luật lệ nước ta vẫn còn lỏng lẻo cũng như nhiều lỗ hổng và từ đó lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
- Tổng hợp 5 loại đất bất chấp mọi vướng mắc vẫn được cấp sổ đỏ
- Luật sư tư vấn nhà đất hướng dẫn các bước mua bán nhà cần nắm rõ để tránh rắc rối
- Có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thừa kế không ?
Luật sư tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất
Trường hợp bạn đọc gửi tới chuyên trang văn phòng Luật sư tư vấn nhà đất
Gửi văn phòng Luật sư: Tôi là Hoàng Đình Tùng, hiện đang học Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và hiện đang có vướng mắc xin nhờ luật sư chỉ dẫn. Nội dung tôi xin trình bày tóm tắt như sau: Ba và mẹ tôi kết hôn năm 1992 và được ông bà tôi cho một mảnh đất vuông mảnh đất này là tài sản chung và do mẹ tôi đại diện hộ gia đình đứng tên,đến năm 2009 ba mẹ tôi mua thêm một mảnh đất vuông khác và do ba tôi đại diện hộ gia đình đứng tên.nhung sau một thời gian ba mẹ tôi làm ăn thua lỗ .mẹ tôi nghe theo lời dụ dỗ của người khác ,người này là chủ nợ của gia đình tôi. Trong quá trình chuyển nhượng mẹ tôi tôi và bà ta tiến hành giả mạo chữ kí của ba tôi để thực hiện ý đồ và không hiểu sao khi không có bằng khoán góc mà bà ta lại được lâm trường cấp quyền sử dụng đất tại hai phần đất nêu trên.nhưng trên thực tế mẹ tôi không nhận được bất cứ đồng nào ngoài sự phũ phàng sau khi chiếm được hai phần đất bà ta cho người vào ngang nhiên chiếm đoạt hai phần đất mà gia đình tôi đang canh tác và cho rằng việc đó là để trừ nợ ..cha tôi rất bức xúc và đã đem hành vi của bà ta trình chính quyền và nhờ tòa án can thiệp.vậy cho tôi xin hỏi trong trường hợp này bà ta có được cấu thành tội chiếm đoạt tài sản hay không và có bồi thường thiệt hại cho gia đình tôi trong khi thời gian chiếm dụng canh tác đất hay không.kính mong luật sư giải đáp thắc mắc nêu trên ,chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn Luật nhà đất tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất
Theo thông tin bạn đưa ra người chủ nợ đã có hành vi dụ dỗ mẹ bạn và cùng mẹ bạn tiến hành giả mạo chữ kí của ba bạn để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với hai phần đất do đó người chủ nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999( sửa đổi, bổ sung năm 2009):
Theo chia sẻ của Văn phòng Luật sư thì Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Luật sư tư vấn Luật nhà đất tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”
Trong thời gian bị chiếm dụng đất mà gây ra thiệt hại cho gia đình như bị mất thu nhập, hoa lợi hoặc lợi tức bị giảm sút vv… thì người chủ nợ đó phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Nguồn: kiến thức Luật nhà đất