Khi tham gia vào quá trình tố tụng các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí hay án phí, lệ phí Tòa án. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để chi trả khoản tiền này. Do đó, để đảm bảo quyền tố tụng của họ, luật có liệt kê danh sách các đối tượng được miễn án phí, lệ phí.
Trường hợp được miễn giảm tiền tạm ứng án phí, lệ phí
Đối tượng phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí
Theo Văn bản pháp luật dân sự và quy định trong Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, các đối tượng có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí gồm:
- Cá nhân, tổ chức nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc;
- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố;
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
- Người bị kết án theo quyết định của Tòa án.
Ngoài các cá nhân, tổ chức trên, trong một số trương hợp Nhà nước sẽ chịu án phí theo các quy định của pháp luật.
Thông thường mức tiền tạm ứng án phí từ 200.000 đồng đối với vụ án dân sự không có giá ngạch, án dân sự phúc thẩm; án hành chính sơ thẩm và án hành chính phúc thẩm. Hoặc bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp đối với những vụ án có giá ngạch (vụ án tranh chấp về quyền sở hữu tài sản).
Có thể thấy, mức án phí nêu trên khà là cao, đặc biệt là với án phí của những vụ án có giá ngạch. Điều này khiến nhiều người dân vì không chi trả nổi tiền án phí nên đành chấp nhận mất đi quyền tố tụng của mình. Với tinh thần đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các tổ chức, cá nhân được nêu trong các Bộ luật hình thức này, Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án số 10/2009/UBTVQH12 có quy định các trường hợp được miễn giảm tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí…
Trường hợp được miễn giảm tiền tạm ứng án phí, lệ phí
Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án số 10/2009/UBTVQH12 nêu như sau:
-
Trường hợp miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí
- Người khởi kiện là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ, người có công với cách mạng;
- Người khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc… về các quyền lợi của người lao động.
- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;
- Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ.
-
Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án
- Người lao động nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu, Đại diện tập thể người lao động cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
- Kiểm sát kháng nghị các quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
- Cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
-
Trường hợp miễn toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án
Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án giải quyết việc dân sự.
-
Trường hợp miễn một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án
Đối tượng có khó khăn về kinh tế được cơ quan địa hương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận cũng được miễn một phần lệ phí giải quyết việc dân sự.
Mức tiền được miễn không vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.
Đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án
Mẫu đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án
Các đối tượng được miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án kể trên phải làm đơn đề nghị nộp tới Tòa án có thẩm quyền với các tài liệu, chứng từ chứng minh thuộc trường hợp được miễn.
Đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án bắt buộc phải có nội dung sau:
- Ngày/tháng/năm làm đơn;
- Họ tên/địa chỉ của người làm đơn;
- Lý do/căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án;
- Xác nhận của địa phương nơi người đó cư trú hoặc tổ chức, cơ quan nơi người đó làm việc đối với trường hợp được miễn toàn bộ và miễn một phần.
Hy vọng với những thông tin Luật sư tư vấn Dân sự – Văn phòng luật sư ASCL cung cấp ở trên sẽ thỏa mãn phần nào thắc mắc về các trường hợp được miễn giảm tiền tạm ứng án phí, lệ phí của bạn đọc.
Nguồn: Vpluatsu.org