Ly hôn là một bước ngoặt “cực chẳng đã” trong cuộc đời của mỗi con người. Vì thế, việc đưa ra quyết định này phải thật thận trọng, kỹ lưỡng. Đây là những đúc kết của chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa trong quá trình tư vấn 40 năm của mình.
- HDBank khai trương điểm giao dịch thứ 280
- Lập di chúc như thế nào được coi là hợp pháp?
- Hà Nội phát hiện, xử lý vi phạm trật tự đô thị và xây dựng qua Zalo
Quyết định ly hôn là rất quan trọng vì hậu quả của nó có thể kéo dài suốt cả cuộc đời. Cho nên không phải cứ thấy hôn nhân không hạnh phúc là nghĩ ngay đến “giải tán”. Nếu có thể, cả hai nên ngồi lại trao đổi xung quanh những câu hỏi này để nếu chỉ mình bạn quyết định thì người kia cũng không quá đau đớn.
Dưới đây là những câu hỏi bạn nên tự hỏi trước khi quyết định.
1.Bạn có còn tình cảm với vợ (hay chồng)?
Tình yêu suy giảm hoặc bạn cảm thấy bất lực với một vấn đề trong hôn nhân và do đó không muốn gần gũi nữa. Nhưng nếu vẫn còn có cảm xúc yêu đương thì bạn nên xem lại mối quan hệ trước khi quyết định. Nếu có bất cứ sự lưu luyến nào thì đừng để sau này phải hối tiếc.
2. Cuộc hôn nhân đã đem lại cho bạn những gì?
Nếu cuộc hôn nhân chưa bao giờ đem lại điều gì ngoài việc “góp gạo thổi cơm chung” thì ly dị có thể là giải pháp đúng. Bởi vì hôn nhân là sự gắn kết của hai con người cho một mục đích chung. Nếu không còn là một cặp đôi nữa mà chỉ có hai người thường xuyên đòi hỏi những nhu cầu riêng của mình, thì đây là thời điểm tốt để có một quyết định chia tay.
Cha mẹ ly hôn, đứa con sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
3. Có thực bạn muốn ly hôn hay chỉ đe dọa?
Khi một người giận dữ và đe dọa ly hôn vì quá thất vọng với những vấn đề của hôn nhân, họ dùng cách đe dọa để có được một quyền lực với người kia. Bạn có nghĩ rằng do sự đe dọa đó mà người kia phải quan tâm đến bạn và buộc phải nghiêm túc ? Nếu đó là giải pháp mà bạn đang áp dụng thì đừng hy vọng nó giúp bạn có được điều bạn muốn. Nên dẹp bỏ cách đe doạ này đi.
4. Có phải bạn quyết định ly hôn trong cơn nóng giận?
Quyết định ly hôn tại một thời điểm mà bạn bị quá căng thẳng sẽ không giải quyết được vấn đề. Trái lại nó tạo ra những vấn đề gây tổn thương và thất vọng cho bạn. Nhưng bạn hãy nhìn vào vợ hay chồng mình như một người xứng đáng được bạn tôn trọng. Đừng để cơn nóng giận khiến mình không nhìn thấy những điểm tốt đẹp của người kia.
5. Điều gì là động cơ thúc đẩy bạn ly hôn?
Bạn có hy vọng là ly dị sẽ làm cho bạn dễ chịu hơn? Hay đối tác nhận ra họ sẽ mất những gì và buộc họ phải thay đổi ? Bạn có ly hôn vì những lý do sai lầm không ? Nên nhớ ly dị là kết thúc tất cả và gia đình bạn tan vỡ. Nếu bạn muốn ly dị sẽ đem lại một động lực giữa bạn và người phối ngẫu của bạn, thì điều đó không xảy ra đâu. Hãy suy nghĩ một khi bạn đã ly dị, là không còn gì cho người kia hy vọng nữa. Nếu cảm thấy phân vân hãy suy nghĩ hai lần trước khi quyết định.
6. Bạn có nghĩ đến những hậu quả tiêu cực của ly hôn?
Ly hôn có thể có nghĩa là mất đi những gì mà bạn từng mơ ước. Thậm chí nếu bạn đang hăng hái ly dị, bạn cũng cần phải có sự hỗ trợ để giúp bạn đối phó với những căng thẳng. Bạn có thể phải đối mặt với nỗi đau của con bạn và có thể phải giúp chúng vượt qua. Nếu bạn là người mong muốn ly hôn, bạn sẽ phải đối phó với cơn đau của người kia. Đừng gây ra tội lỗi nhiều hơn khi vì muốn ly hôn mà không đếm xỉa đến nỗi đau của người khác.
7. Bạn có thể vững bước đi lên sau khi ly hôn?
Bạn sẽ sống thế nào sau khi ly hôn. Bạn sẽ được mạnh mẽ và trút bỏ tất cả sự tức giận và phẫn nộ? Hoặc, bạn sẽ vẫn cay đắng, bực bội và cảm thấy như một nạn nhân? Thái độ bạn chọn để sống sẽ quyết định không chỉ việc ly hôn mà cả chất lượng sống sau khi ly hôn.
Nguồn: vpluatsu.org