Xã hội lo lắng liệu có kịp sách giáo khoa mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới khi thời gian không còn nhiều. Tuy nhiên, sao không thể đặt vấn đề ngược lại, dùng tài liệu hiện hành để thực hiện chương trình mới?
- 7 câu nhất định phải hỏi trước ly hôn để tránh phải hối hận cả đời
- HDBank khai trương điểm giao dịch thứ 280
- Lập di chúc như thế nào được coi là hợp pháp?
Bởi thực tế cho thấy chính con người, lực lượng giáo viên mới là cơ sở quyết định thành công trong việc đổi mới giáo dục.
Câu chuyện từ nước Đức
Năm 2014, tôi được tham gia một khóa tập huấn ở Cộng hòa Liên bang Đức và có dịp hỏi một số vị giáo sư ở một trường đại học về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tại Đức như thế nào.
Một vị giáo sư trả lời việc xem xét chương trình và ban hành chương trình tổng thể cũng như chương trình môn học được làm thường xuyên ở Đức, còn việc thực hiện chương trình môn học không bắt buộc với các bang cũng như các trường phổ thông. Các bang (hoặc vài ba bang) công bố dùng chương trình cụ thể nào nhưng còn việc thực hiện chương trình đó ở phổ thông như thế nào thì tùy từng bang, từng nhà trường.
Vị giáo sư này giải thích thêm rằng thông thường các trường phổ thông thấy hay, thấy đủ điều kiện thì thực hiện chương trình. Ngược lại, nếu thấy không hay hoặc chưa đủ điều kiện thì chưa thực hiện. Việc thực hiện chương trình môn học giống như “vết dầu loang”, độ đậm đặc (tính hữu hiệu) của chương trình môn học quyết định sự lan tỏa của chương trình ấy. Năm đầu thực hiện chương trình, có khi chỉ có khoảng 20 – 30% số trường phổ thông trong bang thực hiện.
Câu hỏi từ Việt Nam
Nếu cách làm này xảy ra ở đất nước chúng ta thì có hại hay lợi? Câu hỏi này liên quan đến chuyện mà dư luận thời gian qua đã đặt ra: những (bộ) sách giáo khoa (SGK) chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ được làm như thế nào? Và làm thế nào để tránh hiện tượng độc quyền trong việc biên soạn và phát hành SGK?
Chúng ta có thể nghĩ đến chiến lược “vết dầu loang” đối với việc thực hiện chương trình mới, nhất là ở khâu sử dụng tài liệu giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Nghị quyết 88 của Quốc hội nhấn mạnh việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó nhấn mạnh một chương trình và nhiều (bộ) SGK. Trên thực tế, chúng ta muốn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học sớm được thực hiện nhưng lại băn khoăn về tài liệu học tập đi kèm, mà một trong những tài liệu học tập quan trọng là SGK, có kịp triển khai?
Tuy nhiên, có một số câu hỏi đặt ra trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới mà nhiều người chưa nghĩ tới là chương trình môn học đã được đưa ra lấy ý kiến khác bao nhiêu phần trăm với chương trình đang thực hiện? Sự khác biệt nằm nhiều ở nội dung hay phương pháp, cách thức triển khai? Nếu vẫn sử dụng SGK hiện hành thì liệu giáo viên và học sinh có thể thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới không?
Nếu câu trả lời là chương trình giáo dục phổ thông sắp ban hành đòi hỏi phải có SGK mới mới triển khai được thì không có gì phải bàn. Lúc bấy giờ hãy chờ SGK mới biên soạn xong và được các hội đồng thẩm định thông qua thì triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Còn nếu câu trả lời là không thì tại sao không vừa sử dụng SGK cũng như tài liệu học tập, phương tiện dạy học hiện có để thực hiện chương trình mới?
Nguồn: vpluatsu.org