Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hành Chính / Muốn chống tham những oan sai thì cần có báo chí phản ánh

Muốn chống tham những oan sai thì cần có báo chí phản ánh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sự thật từ nhiều năm nay người dân nhận thấy, muốn chống tham nhũng, oan sai thì báo chí là địa chỉ tin cậy để phản ánh, cung cấp tư liệu.

Báo chí là cơ quan quan trọng để giải quyết tham nhũng

Trong các bộ phận cơ quan doanh nhiệp thương mại Nhà nước từ thấp đến cao hầu hết đều có bộ phận thanh tra, kiểm tra, vậy tại sao khi một người dân, một cán bộ bị oan sai hoặc phát hiện dấu hiệu tham nhũng, cố ý làm trái thì họ thường tham khảo ý kiến của những người tin cậy như cơ quan báo chí và rồi đơn thư được gửi đến không chỉ riêng cơ quan chuyên trách mà cả các cơ quan truyền thông.

Việc kêu oan sai, tố cáo tham nhũng, khi chuyển đến bộ phận chuyên trách theo quy trình các cấp và thời hạn giải quyết nhiều khi phải mất hàng tháng trời. Trong văn bản luật hành chính quy định rõ thời hạn giải quyết, do vậy rất ít trường hợp được giải quyết ngay tức khắc, trong khi vấn đề đối với người dân thì lại hết sức bức xúc. Chúng ta thừa nhận rằng, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo nhìn chung chưa thực sự có thuyết phục cao cả về số lượng và chất lượng các vụ việc. Trong khi đó, các vấn đề nóng được người dân tìm đến các cơ quan báo chí thì hầu hết các vụ việc đều được phanh phui kịp thời, tạo hiệu ứng lớn và nhanh trong xã hội, từ đó các cơ quan chức năng buộc phải vào cuộc để có kết luận đúng sai và hướng giải quyết kịp thời. Điều mà người dân trân quý ở giới báo chí là: Phản ánh vụ việc minh bạch, đúng bản chất của vấn đề, người viết có quan điểm rõ ràng trước vụ việc, đặc biệt có định hướng giải quyết mâu thuẫn. Nhờ giá trị chân chính của báo chí mà bạn đọc trân quý những bài điều tra, những tờ báo đã đóng góp to lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.

Báo chí luôn đưa tin rất nhanh về những vụ tham nhũng

Theo những thông tin về nhà đất có những vụ việc nổi cộm gần đây nhất: 40 móng biệt thự được xây ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng do một người đi câu phát hiện rồi thông tin cho báo chí vào cuộc; biệt phủ của gia đình ông Phạm Sĩ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái xây trên đất nông nghiệp; biệt phủ của Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum; biệt phủ của ông Nguyễn Sĩ Kỷ, Phó ban Nội chính Tỉnh ủy Đăk Lăk và nhiều biệt phủ ở tỉnh Hòa Bình, biệt phủ ven Hồ Tây Hà Nội… Vì sao có tình trạng vi phạm xây biệt phủ trên đất nông nghiệp nhiều đến thế? Đã có nhiều ý kiến của người dân trên địa bàn biệt phủ: Hàng triệu bản kê khai thu nhập, tài sản của cán bộ đã hoàn tất rồi đem om kho. Chưa có một cơ quan tổ chức nào đánh giá chất lượng kê khai trung thực đến đâu. Một số cán bộ Nhà nước bây giờ giàu có, tích tụ đất đai sẵn sàng khoe giàu, khoe của, chẳng sợ gì dư luận và cũng lạnh lùng quên những khó khăn của người dân.

Thêm câu chuyện đóng những con tàu vỏ thép với giá gần 20 tỷ đồng cho các ngư dân trường xa hơn, với mong muốn đánh bắt thủy sản có năng suất cao và những con tàu đó lại chính là những cột mốc biên cương trên đại dương. Vì vậy, Nhà nước đã đầu tư đúng mực cho hoạt động đánh bắt xa bờ. Nhưng rồi với thói làm ăn gian dối, công ty Hoàng Gia Phát và công ty TNHH MTV Nam Triệu đã lắp máy cũ. Thép đóng vỏ tàu không đúng chủng loại đang là nguyên nhân gây nên rỉ sét, làm giảm chất lượng tàu.

Chính vì sự chậm trễ trong việc chống tham nhũng của các cơ quan luật pháp Nhà nước mà người dân đã chọn báo chí là người đồng hành, gửi gắm niềm tin trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, từng bước tiến tới sự minh bạch và công bằng trong xã hội.

Nguồn:  vpluatsu.org

Check Also

Kiểm toán lòi vi phạm, “bó tay” xử phạt

Hiệu quả thực thi của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đang bị giảm đi khi ...