Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Y Dược TP HCM
Danh mục
Trang chủ / Hành Chính / Kiến thức luật Hành chính / Mức phạt hành chính hành vi gây rối trật tự công cộng

Mức phạt hành chính hành vi gây rối trật tự công cộng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu khi con em mình ngỗ nghịch đánh nhau gây rối mất trật tự công cộng phải chịu mức án phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Dù là mắc lỗi lần đầu hay nhiều lần thì vẫn phải chịu mức án phạt thích đáng từ phía pháp luật và công an. Mặc dù tội gây rối mất trật tự an ninh công cộng không phải quá lớn nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều tới xã hội cũng như những thành phần gây ra. Đã không ít trường hợp từ những vụ cãi vã nơi công cộng đã xảy đến chém giết nhau khiến vụ việc không đơn giản chỉ là gây rối bình thường. Trong trường hợp dưới đây, may sao phía chức năng đã can ngăn kịp thời và chỉ mới là xô xát nhẹ nhưng cũng là bài học cho các nam thanh niên không có kiến thức luật hành chính biết được.

Mức phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng là bao nhiêu?

Mức phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng là bao nhiêu?

Nội Dung: Cho em hỏi là lần đầu tiên đánh nhau ở nơi công cộng thì sẽ bị phạt tiền ở mức độ nào và theo đúng quy định thì em phải nộp phạt bao nhiêu? Em bị mời về phường ghi tường trình rồi ở đó giữ tất cả giấy tờ tuỳ thân của em. Như vậy việc giữ giấy tờ tuỳ thân của em là đúng hay sai? Trong khi không có lập biên bản gì mà chỉ nói miệng bắt đóng phạt mới được lấy giấy tờ về. Theo em được biết lần đầu là phạt cảnh cáo không quá 500 ngàn. Nhờ luật sư tư vấn cho em em phải làm gì? Em xin cảm ơn!”

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Văn phòng luật sư chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định về trật tự công cộng, căn cứ vào điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau. Do vậy mà với hành vi đánh nhau nơi công cộng thì bạn có thể bị xử phạt hành chính ở mức từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Tuy nhiên trong trường hợp bạn cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Về việc lập biên bản thì căn cứ theo Điều 56, 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc lập biên bản hay không căn cứ vào mức xử phạt và phương pháp phát hiện hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp mức xử phạt đối với cá nhân không quá 250.000 đồng thì không yêu cầu lập biên bản, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, theo luật sư tư vấn hành chính thì đối với hành vi của bạn trong trường hợp này, mức hình phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng thì người xử phạt vi phạm hành chính phải lập thành biên bản.

Mức phạt hành chính hành vi gây rối trật tự công cộng

Còn về thẩm quyền của công an cấp xã thì căn cứ vào khoản 6, khoản 8, Điều 9 Pháp lệnh công an xã năm 2008 thì công an xã có thẩm quyền:

Khoản 6: Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.

Khoản 8: Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.”

Như vậy thì công an cấp xã có thẩm quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân của người có dấu hiệu vi phạm pháp luật, còn về việc giữ giấy tờ tùy thân thì tại nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã không đề cập đến.

Nguồn: vpluatsu.org

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Check Also

thu-tuc-dang-ky-sang-ten-xe-1

Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô, xe máy khác tỉnh

Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về trình tự, ...